.

Triều Tiên công khai chương trình hạt nhân

.

* Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản diễn ra đầu tháng 12

Mô tả ảnh.

Ảnh do DigitalGlobe chụp từ vệ tinh khu phức hợp hạt nhân Yongbyon, Triều Tiên ngày 29-9-2010 (Ảnh: AP/DigitalGlobe)

(ĐNĐT) - Ngày 30-11, lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên công bố chương trình hạt nhân mở rộng của mình, cho rằng đang sở hữu hàng ngàn máy ly tâm đang hoạt động.

Tiết lộ về chương trình làm giàu hạt nhân của Triều Tiên xuất hiện chỉ sau một tuần quân đội nước này nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc làm 4 người thiệt mạng.

Tờ Rodong Sunmun của Triều Tiên đưa tin: “Hiện thời, việc xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ đang tiến hành một cách tích cực và một nhà máy làm giàu uranium hiện đại được trang bị hàng ngàn máy ly tâm để đảm bảo nguồn cung nhiên liệu đang vận hành”.

Hãng KCNA cho biết, các dự án phát triển năng lượng hạt nhân sẽ trở nên tích cực hơn vì mục đích hòa bình trong tương lai.

Triều Tiên từng tiến hành hai vụ thử hạt nhân và người ta tin nước này có đủ nhiên liệu chiết xuất từ chương trình làm giàu của mình để chế tạo từ 6 đến 12 bom hạt nhân.

Hiện vẫn chưa xác định được mục đích của chương trình làm giàu uranium của nước này. Các thanh sát viên quốc tế đã bị trục xuất ra khỏi nước này vào năm ngoái. Từ năm 2002, Washington cho biết đã nghi ngờ Bình Nhưỡng sở hữu một chương trình hạt nhân.

Cũng trong ngày 30-11, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, chương trình hạt nhân của Triều Tiên, vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong và đề xuất của Trung Quốc về cuộc đàm phán khẩn cấp sẽ được đưa vào chương trình hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tại Washington vào đầu tháng 12.

Theo đó, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ là 3 quốc gia trong vòng đàm phán sáu bên sẽ tham gia hội nghị.

Mỹ muốn Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Đại sứ Mỹ tại LHQ, Susan Rice cho rằng Mỹ đang tham vấn chặt chẽ với Trung Quốc và rõ ràng muốn Trung Quốc đóng một vai trò nước lớn có trách nhiệm nhằm duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.

Quang Hiển (Theo Reuters)

;
.
.
.
.
.