(ĐNĐT) - Một cựu giám đốc ngân hàng Thụy Sĩ đã chuyển các dữ liệu có chứa các chi tiết về tài khoản của hơn 2.000 khách hàng lớn cho ông chủ WikiLeaks, Julian Assange.
Ông Rudolf Elmer, từng là giám đốc một chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Julius Baer của Thụy Sĩ tại đảo Cayman, đã chuyển giao hai đĩa có chứa dữ liệu cho WikiLeaks tại một cuộc họp báo ở London. Ông chủ WikiLeaks, Julian Assange hứa sẽ tiết lộ toàn bộ dữ liệu đó một khi các thông tin được hiệu đính.
Theo lịch trình, ông Elmer sẽ ra tòa tại Thụy Sĩ vào ngày 19-1 tới vì đã vi phạm luật bí mật của ngân hàng. Ông Elmer trước đó đã bị sa thải khỏi Julius Baer của Thụy Sĩ năm 2002.
Mặc dù người ta không thể khẳng định các hoạt động nào sẽ nằm trong dữ liệu, nhưng người đứng đầu WikiLeaks lưu ý rằng, các dữ liệu từ Ngân hàng Julius Baer do ông Elmer cung cấp đã đưa ra ánh sáng tình trạng gian lận thuế, việc che giấu tiền thu được từ các hành vi tội phạm và “sự bảo vệ các tài sản của những người có thể từ bỏ chính trị”.
Theo một thông tin trên tờ Der Sonntag của Thụy Sĩ, dữ liệu nói trên, bao gồm tài khoản của các công ty đa quốc gia, các công ty tài chính và các cá nhân giàu có của nhiều nước, trong đó có Anh, Mỹ và Đức trong thời gian từ 1990-2009.
Trong số dữ liệu nói trên, có các tài khoản ở nước ngoài của khoảng 40 chính trị gia và các tài khoản tại 3 ngân hàng. Trước đó, Elmer và vợ ông từng viết thư cho Bộ Trưởng tài chính Đức, Peer Steinbruck để đề nghị cung cấp miễn phí các dữ liệu cho ông ta nhưng họ đã không nhận được hồi âm.
Theo lịch trình, ông Elmer sẽ ra tòa tại Thụy Sĩ vào ngày 19-1 tới vì đã vi phạm luật bí mật của ngân hàng. Ông Elmer trước đó đã bị sa thải khỏi Julius Baer của Thụy Sĩ năm 2002.
Mặc dù người ta không thể khẳng định các hoạt động nào sẽ nằm trong dữ liệu, nhưng người đứng đầu WikiLeaks lưu ý rằng, các dữ liệu từ Ngân hàng Julius Baer do ông Elmer cung cấp đã đưa ra ánh sáng tình trạng gian lận thuế, việc che giấu tiền thu được từ các hành vi tội phạm và “sự bảo vệ các tài sản của những người có thể từ bỏ chính trị”.
Theo một thông tin trên tờ Der Sonntag của Thụy Sĩ, dữ liệu nói trên, bao gồm tài khoản của các công ty đa quốc gia, các công ty tài chính và các cá nhân giàu có của nhiều nước, trong đó có Anh, Mỹ và Đức trong thời gian từ 1990-2009.
Trong số dữ liệu nói trên, có các tài khoản ở nước ngoài của khoảng 40 chính trị gia và các tài khoản tại 3 ngân hàng. Trước đó, Elmer và vợ ông từng viết thư cho Bộ Trưởng tài chính Đức, Peer Steinbruck để đề nghị cung cấp miễn phí các dữ liệu cho ông ta nhưng họ đã không nhận được hồi âm.
Ông Assange, người đang được tại ngoại và bị hạn chế đi lại tại Anh do yêu cầu dẫn độ từ Thụy Điển, nói rằng : “Một khi chúng tôi chú ý đến dữ liệu này, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ tiết lộ toàn bộ”. Tại buổi chuyển giao tài liệu ở câu lạc bộ Frontline, ông Assange còn nói thêm rằng, dữ liệu đó sẽ được hiệu đính trước khi được xuất bản. Ít nhất phải mất khoảng hai tuần để hiệu đính tài liệu.
Cũng trong buổi họp báo đó, ông Elmer nói rằng, ông biết cách thức mà hệ thống đó làm việc và ông chống lại nó. Ông cho biết, một mạng lưới phức tạp đã tồn tại nhằm đổ tiền bất hợp pháp vào các tài khoản bí mật ở nước ngoài.
Elmer cho biết dữ liệu mà ông ta đang cung cấp cho WikiLeaks có được từ nhiều nguồn tin khác nhau. Ông nói rằng ông chịu trách nhiệm về việc này.
Ông Elmer từng bị ngồi tù ở Thụy Sĩ trong 30 ngày do vi phạm luật giữ bí mật ngân hàng Thụy Sĩ và người ta cũng đã đề nghị trả tiền và rút lại các cáo buộc chống lại ông nhằm mua chuộc sự im lặng của ông.
Quang Hiển (Theo CNN, BBC)
Cũng trong buổi họp báo đó, ông Elmer nói rằng, ông biết cách thức mà hệ thống đó làm việc và ông chống lại nó. Ông cho biết, một mạng lưới phức tạp đã tồn tại nhằm đổ tiền bất hợp pháp vào các tài khoản bí mật ở nước ngoài.
Elmer cho biết dữ liệu mà ông ta đang cung cấp cho WikiLeaks có được từ nhiều nguồn tin khác nhau. Ông nói rằng ông chịu trách nhiệm về việc này.
Ông Elmer từng bị ngồi tù ở Thụy Sĩ trong 30 ngày do vi phạm luật giữ bí mật ngân hàng Thụy Sĩ và người ta cũng đã đề nghị trả tiền và rút lại các cáo buộc chống lại ông nhằm mua chuộc sự im lặng của ông.
Quang Hiển (Theo CNN, BBC)