(ĐNĐT) - Ngày 16-3, Nhật hoàng đã xuất hiện trước công chúng Nhật Bản, một dịp hiếm thấy và chỉ xảy ra vào những thời điểm chiến tranh hoặc khủng hoảng quốc gia.
Bài phát biểu của Nhật hoàng Akihito khuyên dân chúng đừng từ bỏ hy vọng, đồng thời nhấn mạnh sự đảm bảo trước đó của Thủ tướng Naoto Kan rằng đất nước sẽ vượt qua được thảm họa tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Bài phát biểu diễn rao vào cùng ngày với những làn khói trắng và một vụ hỏa hoạn mới xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gia tăng những lo lắng về phóng xạ tại đất nước đang gánh nặng chồng chất thiên tai này.
Ngay cả những công nhân còn ở lại nhà máy cũng đã sơ tán tạm thời bởi giới chức cho rằng, các mức phóng xạ lên xuống thất thường.
Những diễn biến mới tại nhà máy điện hạt nhân tạo ra một bước lùi mới nhất đối với đất nước đang vật lộn nhằm thoát ra khỏi đống đổ nát và tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất và sóng thần vào cuối tuần qua.
Vụ hỏa hoạn ngày hôm nay tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện Fukushima Daiichi càng làm tăng thêm nỗi lo với các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng đựng trong một bể chứa không đậy nắp bên trong, vốn sẽ phát xạ nếu bị bắt lửa.
Nhật hoàng Akihito phát biểu trên truyền hình (Ảnh: Reuters) |
Ngay cả những công nhân còn ở lại nhà máy cũng đã sơ tán tạm thời bởi giới chức cho rằng, các mức phóng xạ lên xuống thất thường.
Những diễn biến mới tại nhà máy điện hạt nhân tạo ra một bước lùi mới nhất đối với đất nước đang vật lộn nhằm thoát ra khỏi đống đổ nát và tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất và sóng thần vào cuối tuần qua.
Vụ hỏa hoạn ngày hôm nay tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện Fukushima Daiichi càng làm tăng thêm nỗi lo với các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng đựng trong một bể chứa không đậy nắp bên trong, vốn sẽ phát xạ nếu bị bắt lửa.
Trong khi đó, việc tìm kiếm những người mất tích vẫn tiếp diễn. Vào chiều 16-3, Cảnh sát quốc gia Nhật báo cáo, đã có 3.771 người thiệt mạng. Còn 7.843 người đang mất tích và 2.044 người bị thương. Các số liệu đó chắc chắn sẽ còn tăng nữa.
Những người sống sót hoảng loạn đang chen chúc nhau trong các lều tạm, đau khổ vì mất người thân, lo lắng cho họ hàng đang mất tích ở khắp các ngôi làng và thị trấn bị chìm trong sóng thần ở phía đông bờ biển Honshu.
Nhiều người tụ tập tại sân bay quốc tế Narita, cố đi càng xa nhà máy điện hạt nhân càng tốt.
“Chúng tôi nhắm đến các vùng núi xa cách với nhà máy điện hạt nhân”, Richard Struthers, người đang sống cách nhà máy Fukushima khoảng 70 km, cho biết. Anh cho biết “chẳng còn cơ hội nào” với đứa con trai bé bỏng của mình.
Những người sống sót hoảng loạn đang chen chúc nhau trong các lều tạm, đau khổ vì mất người thân, lo lắng cho họ hàng đang mất tích ở khắp các ngôi làng và thị trấn bị chìm trong sóng thần ở phía đông bờ biển Honshu.
Nhiều người tụ tập tại sân bay quốc tế Narita, cố đi càng xa nhà máy điện hạt nhân càng tốt.
“Chúng tôi nhắm đến các vùng núi xa cách với nhà máy điện hạt nhân”, Richard Struthers, người đang sống cách nhà máy Fukushima khoảng 70 km, cho biết. Anh cho biết “chẳng còn cơ hội nào” với đứa con trai bé bỏng của mình.
Quang Hiển (Theo CNN)