(ĐNĐT) - Ngày 22-3, giữa lúc người ta còn chưa biết số phận của nhà lãnh đạo Lybia, Muammar Gaddafi ra sao thì ông đã xuất hiện tại căn cứ của mình ở Bab Al-Aziziya, gần với thủ đô Tripoli, tuyên bố sẽ không khuất phục trước các cuộc không kích nhằm áp đặt vùng cấm bay tại Lybia.
Trước một đám đông những người ủng hộ mình, ông Gaddafi nói: “Người Lybia đang dẫn đầu cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc, và tôi xin nói với các bạn rằng tôi không hề sợ hãi”.
Một căn cứ hải quân Lybia bị oanh tạc tại Tripoli, ảnh chụp ngày 22-3-2011 (Ảnh: Reuters) |
Cùng ngày, Tư lệnh Hải quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi cho biết, các cuộc không kích sẽ tiếp tục cho đến khi nào Đại tá Gaddafi tuân thủ nghị quyết của LHQ, ngừng tấn công dân thường Lybia.
Trong khi đó, phát biểu trong chuyến thăm El Salvador, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng người Mỹ sẽ “thỏa mãn rằng đã cứu sống người dân” bằng hành động quân sự.
Đô đốc Hải quân Mỹ, Samuel Locklear III cho biết, các cuộc không kích của Pháp, Anh và Mỹ đã làm tổn thất khá nặng lực lượng phòng không của ông Gaddafi.
Ngày hôm qua, Mỹ đã bắn 20 tên lửa Tomahawk vào Lybia trong thời gian 12 giờ, phát ngôn viên quân đội Mỹ, Monica Rousselow cho biết. Cả thảy đã có 162 tên lửa của Mỹ và Anh bắn vào nước này kể từ hôm mở màn chiến dịch không kích ngày thứ Bảy cho đến nay.
Theo THX, ngày 22-3, Điện Elyssee cho biết, Pháp và Mỹ đã đồng ý về phương thức sử dụng cơ cấu NATO để hỗ trợ các chiến dịch quân sự tại Lybia.
Văn phòng của ông Sarkozy cho biết trong một thông báo vắn tắt rằng, lãnh đạo hai nước đã trao đổi về tình hình Lybia trong một cuộc điện thoại của ông Obama, nội dung nói rằng họ đã đồng ý cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhằm đảm bảo thực thi đầy đủ nghị quyết 1970 và 1973 của LHQ.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo đều thỏa mãn với chiến dịch quân sự phối hợp tại Lybia, vốn đã hạn chế thương vong đối với dân thường.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Alain Juppe đã bác bỏ tại Quốc hội Pháp rằng NATO sẽ giữ vai trò chỉ huy trong việc can thiệp quân sự của liên quân tại Lybia. Ông cho rằng, sáng kiến của Tổng thống Pháp đã đưa đến việc áp đặt quân sự về vùng cấm bay đối với Lybia mà sau đó đã được sự ủng hộ của Anh và Mỹ cũng như Liên đoàn Ả Rập.
“Vì thế, đây không phải là một chiến dịch của NATO mặc dù NATO hỗ trợ về mặt lập kế hoạch cũng như can thiệp quân sự của liên minh”, ông Allain cho biết.
Tuy nhiên, vai trò của NATO trong sứ mệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo BBC, Pháp đã bày tỏ mối lo ngại rằng, sự lãnh đạo của NATO sẽ không làm hài lòng thế giới Ả Rập.
Trong khi đó, Ý cho biết, nước này sẽ rút các căn cứ của mình nếu không có một sự phối hợp của khối NATO. Na Uy cũng cho hay, các máy bay của mình sẽ không tham gia các hoạt động chừng nào còn chưa rõ ràng ai sẽ là tổng chỉ huy trong sứ mệnh tại Lybia. Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn hạn chế sự can thiệp của NATO và cho rằng, các cuộc không kích đã vượt quá mục tiêu của nghị quyết LHQ.
Theo Reuters, tại Mỹ, hiện đang có nhiều người của đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Obama vì đã không đưa ra được một kế hoạch cụ thể nào đối với Lybia, đồng thời vạch ra những chiến dịch quân sự tốn kém giữa lúc thâm hụt ngân sách của Mỹ đang lớn dần.
Đa số những người theo đảng Cộng hòa đều ủng hộ chiến dịch của ông Obama tại Afghanistan. Tuy nhiên, các nhân vật tên tuổi trong đảng này, kể cả Chủ tịch Hạ viện John Boehner, Chủ tịch ủy ban quân sự Hạ viện, Howard McKeon và Ủy ban đối ngoại, bà Ileana Ros-Lehtinen cũng đang nghi ngờ các cuộc không kích Lybia.
Sự bất đồng ý kiến trên sẽ làm xấu đi mối quan hệ với những người Cộng hòa vào lúc mà Tổng thống Obama của đảng Dân chủ cần sự đồng thuận của họ về mức sử dụng ngân sách liên bang để tránh một sự sụp đổ chính phủ và nguy cơ vỡ nợ.
Trong khi đó, phát biểu trong chuyến thăm El Salvador, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng người Mỹ sẽ “thỏa mãn rằng đã cứu sống người dân” bằng hành động quân sự.
Đô đốc Hải quân Mỹ, Samuel Locklear III cho biết, các cuộc không kích của Pháp, Anh và Mỹ đã làm tổn thất khá nặng lực lượng phòng không của ông Gaddafi.
Ngày hôm qua, Mỹ đã bắn 20 tên lửa Tomahawk vào Lybia trong thời gian 12 giờ, phát ngôn viên quân đội Mỹ, Monica Rousselow cho biết. Cả thảy đã có 162 tên lửa của Mỹ và Anh bắn vào nước này kể từ hôm mở màn chiến dịch không kích ngày thứ Bảy cho đến nay.
Theo THX, ngày 22-3, Điện Elyssee cho biết, Pháp và Mỹ đã đồng ý về phương thức sử dụng cơ cấu NATO để hỗ trợ các chiến dịch quân sự tại Lybia.
Văn phòng của ông Sarkozy cho biết trong một thông báo vắn tắt rằng, lãnh đạo hai nước đã trao đổi về tình hình Lybia trong một cuộc điện thoại của ông Obama, nội dung nói rằng họ đã đồng ý cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhằm đảm bảo thực thi đầy đủ nghị quyết 1970 và 1973 của LHQ.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo đều thỏa mãn với chiến dịch quân sự phối hợp tại Lybia, vốn đã hạn chế thương vong đối với dân thường.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Alain Juppe đã bác bỏ tại Quốc hội Pháp rằng NATO sẽ giữ vai trò chỉ huy trong việc can thiệp quân sự của liên quân tại Lybia. Ông cho rằng, sáng kiến của Tổng thống Pháp đã đưa đến việc áp đặt quân sự về vùng cấm bay đối với Lybia mà sau đó đã được sự ủng hộ của Anh và Mỹ cũng như Liên đoàn Ả Rập.
“Vì thế, đây không phải là một chiến dịch của NATO mặc dù NATO hỗ trợ về mặt lập kế hoạch cũng như can thiệp quân sự của liên minh”, ông Allain cho biết.
Tuy nhiên, vai trò của NATO trong sứ mệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo BBC, Pháp đã bày tỏ mối lo ngại rằng, sự lãnh đạo của NATO sẽ không làm hài lòng thế giới Ả Rập.
Trong khi đó, Ý cho biết, nước này sẽ rút các căn cứ của mình nếu không có một sự phối hợp của khối NATO. Na Uy cũng cho hay, các máy bay của mình sẽ không tham gia các hoạt động chừng nào còn chưa rõ ràng ai sẽ là tổng chỉ huy trong sứ mệnh tại Lybia. Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn hạn chế sự can thiệp của NATO và cho rằng, các cuộc không kích đã vượt quá mục tiêu của nghị quyết LHQ.
Theo Reuters, tại Mỹ, hiện đang có nhiều người của đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Obama vì đã không đưa ra được một kế hoạch cụ thể nào đối với Lybia, đồng thời vạch ra những chiến dịch quân sự tốn kém giữa lúc thâm hụt ngân sách của Mỹ đang lớn dần.
Đa số những người theo đảng Cộng hòa đều ủng hộ chiến dịch của ông Obama tại Afghanistan. Tuy nhiên, các nhân vật tên tuổi trong đảng này, kể cả Chủ tịch Hạ viện John Boehner, Chủ tịch ủy ban quân sự Hạ viện, Howard McKeon và Ủy ban đối ngoại, bà Ileana Ros-Lehtinen cũng đang nghi ngờ các cuộc không kích Lybia.
Sự bất đồng ý kiến trên sẽ làm xấu đi mối quan hệ với những người Cộng hòa vào lúc mà Tổng thống Obama của đảng Dân chủ cần sự đồng thuận của họ về mức sử dụng ngân sách liên bang để tránh một sự sụp đổ chính phủ và nguy cơ vỡ nợ.
Quang Hiển (theo CNN, THX)