(ĐNĐT) - Ngày 4-4, một công ty hạt nhân nhà nước của Nga cho biết, Nhật Bản đã yêu cầu Nga gửi cho họ một thiết bị để chứa nước có chứa chất thải phóng xạ thể lỏng của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang gặp sự cố.
Phát ngôn viên hãng Rosatom, Sergei Novikov cho biết, các cuộc đàm phán đang tiến triển và việc chuyển thiết bị trên cho Nhật Bản là một hành động “cao thượng”. Ông Novikov nói: “Chúng tôi sẳn sàng giúp bạn bè bởi họ từng giúp chúng tôi”.
Từ năm 2001, thiết bị chứa chất thải nổi có tên là Landysh (hoa ly trong thung lũng) được thiết kế để chứa chất thải từ các tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân hết hoạt động đã được sử dụng. Việc xây dựng thiết bị đó tốn khoảng 35 triệu USD, số tiền này do Nhật tài trợ.
Ngày 4-4, các công nhân tại Nhà máy điện Fukushima bắt đầu đổ nước chứa phóng xạ ở mức thấp ra đại dương để lấy chỗ chứa nước nhiễm phóng xạ nặng rò rỉ từ một trong các lò phản ứng bị hư hại.
Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết, khoảng 11.500 tấn nước chứa phóng xạ sẽ được đổ vào đại dương. Nước này chứa lượng phóng xạ gấp 100 lần mức cho phép.
Cũng trong ngày 4-4, TEPCO đã dùng bột màu để theo dõi nguồn nước nhiễm phóng xạ cao rò rỉ ra vùng biển gần Nhà máy điện Fukushima. Đồng thời, họ đang xem xét việc sử dụng các rào chắn dưới biển để ngăn ngừa phóng xạ lan rộng vào đại dương.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh: Reuters |
Từ năm 2001, thiết bị chứa chất thải nổi có tên là Landysh (hoa ly trong thung lũng) được thiết kế để chứa chất thải từ các tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân hết hoạt động đã được sử dụng. Việc xây dựng thiết bị đó tốn khoảng 35 triệu USD, số tiền này do Nhật tài trợ.
Ngày 4-4, các công nhân tại Nhà máy điện Fukushima bắt đầu đổ nước chứa phóng xạ ở mức thấp ra đại dương để lấy chỗ chứa nước nhiễm phóng xạ nặng rò rỉ từ một trong các lò phản ứng bị hư hại.
Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết, khoảng 11.500 tấn nước chứa phóng xạ sẽ được đổ vào đại dương. Nước này chứa lượng phóng xạ gấp 100 lần mức cho phép.
Cũng trong ngày 4-4, TEPCO đã dùng bột màu để theo dõi nguồn nước nhiễm phóng xạ cao rò rỉ ra vùng biển gần Nhà máy điện Fukushima. Đồng thời, họ đang xem xét việc sử dụng các rào chắn dưới biển để ngăn ngừa phóng xạ lan rộng vào đại dương.
Quang Hiển (Theo RIA Novosti)