Quốc hội Mỹ, ngày 12-4 đã công bố dự luật chi tiêu ngân sách năm 2011, trong đó có những khoản sẽ bị cắt giảm với tổng trị giá hàng chục tỷ USD.
Tổng cộng dự luật ngân sách tài khóa 2011 đề ra mức chi tiêu 1.049 tỷ USD, giảm tới 78,5 tỷ USD so với đề nghị ngân sách ban đầu của Tổng thống Barack Obama và ít hơn 39,9 tỷ USD so với ngân sách năm 2010. Đây là khoản cắt giảm chi tiêu hàng năm lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Phát biểu với báo giới, các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện nhấn mạnh việc đạt được thỏa thuận vào phút chót về ngân sách cho sáu tháng còn lại của tài khóa 2011 sau nhiều tháng tranh luận kéo dài đã "cứu" Chính phủ Mỹ khỏi tình trạng ngừng hoạt động vào cuối tuần trước.
Tuy nhiên, các nghị sỹ đảng Dân chủ tại Thượng viện cho rằng có thể tránh hoặc giảm thiểu mức cắt giảm chi tiêu ngân sách.
So sánh với các mức ngân sách năm 2010, việc cắt giảm chi tiêu năm 2011 "động chạm" gần như toàn bộ chính phủ liên bang, trong đó Bộ Thương mại bị cắt giảm nhiều nhất. Khoản đóng góp cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác cũng bị cắt giảm gần 400 triệu USD, trong khi kinh phí đầu tư nâng cấp đường bộ liên bang bị cắt giảm 650 triệu USD.
Các chương trình được đảng Dân chủ ủng hộ cũng bị cắt giảm ngân sách, trong đó chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em bị cắt giảm 504 triệu USD, trong khi ngân sách dành cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường bị cắt giảm 1,6 tỷ USD (tương đương 16%).
Vấn đề chi tiêu của chính phủ trong năm 2011 mới chỉ là khúc dạo đầu của một loạt tranh cãi chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới, liên quan vấn đề nợ quốc gia và ngân sách liên bang tài khóa 2012 (bắt đầu từ tháng 10 tới).
Ngay từ giờ, Quốc hội Mỹ đã phải đối mặt với việc quyết định có nâng mức nợ trần quốc gia hay không. Các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang cân nhắc thời hạn chót để thảo luận vấn đề mức trần này là tháng Bảy tới thay vì tháng Năm như dự kiến.
Trong một diễn biến khác liên quan, Thị trưởng Washington, ông Vincent Gray cùng nhiều quan chức khác của thành phố đã bị bắt ngày 11-4 vừa qua tại trụ sở Quốc hội Mỹ vì biểu tình phản đối dự luật ngân sách liên bang; theo đó ngân sách của chính phủ dành cho ngành y tế của thành phố này bị cắt giảm.
Ngoài Thị trưởng Gray, 40 người khác cũng bị bắt; trong đó có sáu ủy viên hội đồng thành phố vì "tụ tập bất hợp pháp" và "cản trở giao thông" gần Quốc hội. Nhóm biểu tình đã ngồi giữa đường làm tắc nghẽn một đại lộ ở thủ đô Washington gần tòa nhà Thượng viện.
Ông Gray và những người bị bắt đã được thả sáng hôm sau. Tuy nhiên, Thị trưởng Washington tiếp tục kêu gọi người dân thành phố phản đối dự luật ngân sách liên bang
.
Phát biểu với báo giới, các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện nhấn mạnh việc đạt được thỏa thuận vào phút chót về ngân sách cho sáu tháng còn lại của tài khóa 2011 sau nhiều tháng tranh luận kéo dài đã "cứu" Chính phủ Mỹ khỏi tình trạng ngừng hoạt động vào cuối tuần trước.
Tuy nhiên, các nghị sỹ đảng Dân chủ tại Thượng viện cho rằng có thể tránh hoặc giảm thiểu mức cắt giảm chi tiêu ngân sách.
So sánh với các mức ngân sách năm 2010, việc cắt giảm chi tiêu năm 2011 "động chạm" gần như toàn bộ chính phủ liên bang, trong đó Bộ Thương mại bị cắt giảm nhiều nhất. Khoản đóng góp cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác cũng bị cắt giảm gần 400 triệu USD, trong khi kinh phí đầu tư nâng cấp đường bộ liên bang bị cắt giảm 650 triệu USD.
Các chương trình được đảng Dân chủ ủng hộ cũng bị cắt giảm ngân sách, trong đó chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em bị cắt giảm 504 triệu USD, trong khi ngân sách dành cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường bị cắt giảm 1,6 tỷ USD (tương đương 16%).
Vấn đề chi tiêu của chính phủ trong năm 2011 mới chỉ là khúc dạo đầu của một loạt tranh cãi chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới, liên quan vấn đề nợ quốc gia và ngân sách liên bang tài khóa 2012 (bắt đầu từ tháng 10 tới).
Ngay từ giờ, Quốc hội Mỹ đã phải đối mặt với việc quyết định có nâng mức nợ trần quốc gia hay không. Các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang cân nhắc thời hạn chót để thảo luận vấn đề mức trần này là tháng Bảy tới thay vì tháng Năm như dự kiến.
Trong một diễn biến khác liên quan, Thị trưởng Washington, ông Vincent Gray cùng nhiều quan chức khác của thành phố đã bị bắt ngày 11-4 vừa qua tại trụ sở Quốc hội Mỹ vì biểu tình phản đối dự luật ngân sách liên bang; theo đó ngân sách của chính phủ dành cho ngành y tế của thành phố này bị cắt giảm.
Ngoài Thị trưởng Gray, 40 người khác cũng bị bắt; trong đó có sáu ủy viên hội đồng thành phố vì "tụ tập bất hợp pháp" và "cản trở giao thông" gần Quốc hội. Nhóm biểu tình đã ngồi giữa đường làm tắc nghẽn một đại lộ ở thủ đô Washington gần tòa nhà Thượng viện.
Ông Gray và những người bị bắt đã được thả sáng hôm sau. Tuy nhiên, Thị trưởng Washington tiếp tục kêu gọi người dân thành phố phản đối dự luật ngân sách liên bang
.
TTXVN