Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono, mới đây đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm đưa nền kinh tế nước này vào nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kế hoạch có tên gọi "Quy hoạch tổng thể tăng tốc và mở rộng tăng trưởng kinh tế Indonesia" (MP3EI) trị giá khoảng 4 triệu tỷ rupiah (468 tỷ USD) cho giai đoạn 2011-2025. Giai đoạn đầu của kế hoạch với 17 dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại 4 khu vực sẽ được thực hiện với tổng vốn đầu tư 190 nghìn tỷ rupiah.
Phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Jakarta trước hàng trăm quan chức cấp cao và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hôm 27-5, Tổng thống Yudhoyono cho biết, 17 dự án nói trên sẽ tập trung vào phát triển hệ thống truy cập Internet băng thông rộng quốc gia, xây dựng đập thủy điện và các nhà máy điện Mặt Trời, một nhà máy thép hiện đại, một khu công nghiệp dầu cọ, hệ thống giao thông đường bộ với các đường cao tốc, sân bay, đập, hồ chứa nước, cũng như các nhà máy sản xuất nhôm, niken, và côban tại 4 khu vực trong chuỗi Hành lang kinh tế sẽ được xây dựng là Sumatra, Java, West Nusa Tenggara-Bali và Maluku-Papua.
Chính phủ Indonesia hy vọng, MP3EI sẽ thu hút hàng tỷ USD đầu tư để nâng GDP của nước này lên 4.500 tỷ USD vào năm 2025, trở thành một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia, Armida Alisjahbana, Indonesia sẽ xây dựng một chuỗi 6 hành lang kinh tế, bao gồm các khu vực phát triển năng lượng ở Sumatra, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Java, phát triển khai khoáng ở Kalimantan, phát triển nông, lâm, thủy sản ở Sulawesi và Bắc Maluku cho nông, lâm, thủy sản, phát triển du lịch và thực phẩm tại Bali và Nusa Tenggara, phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người tại Papua và Malucu.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) Suryo Bambang Sulisto cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đã cam kết cung cấp 150 tỷ USD đầu tư cho các chương trình MP3EI.
Một góc Jakarta |
Phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Jakarta trước hàng trăm quan chức cấp cao và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hôm 27-5, Tổng thống Yudhoyono cho biết, 17 dự án nói trên sẽ tập trung vào phát triển hệ thống truy cập Internet băng thông rộng quốc gia, xây dựng đập thủy điện và các nhà máy điện Mặt Trời, một nhà máy thép hiện đại, một khu công nghiệp dầu cọ, hệ thống giao thông đường bộ với các đường cao tốc, sân bay, đập, hồ chứa nước, cũng như các nhà máy sản xuất nhôm, niken, và côban tại 4 khu vực trong chuỗi Hành lang kinh tế sẽ được xây dựng là Sumatra, Java, West Nusa Tenggara-Bali và Maluku-Papua.
Chính phủ Indonesia hy vọng, MP3EI sẽ thu hút hàng tỷ USD đầu tư để nâng GDP của nước này lên 4.500 tỷ USD vào năm 2025, trở thành một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia, Armida Alisjahbana, Indonesia sẽ xây dựng một chuỗi 6 hành lang kinh tế, bao gồm các khu vực phát triển năng lượng ở Sumatra, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Java, phát triển khai khoáng ở Kalimantan, phát triển nông, lâm, thủy sản ở Sulawesi và Bắc Maluku cho nông, lâm, thủy sản, phát triển du lịch và thực phẩm tại Bali và Nusa Tenggara, phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người tại Papua và Malucu.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) Suryo Bambang Sulisto cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đã cam kết cung cấp 150 tỷ USD đầu tư cho các chương trình MP3EI.
TTXVN