(ĐNĐT) - Ngày 29-6, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua dự luật cắt giảm ngân sách mới, đặt nền móng để nước này có thể nhận được gói cứu trợ quan trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ.
Xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng tại Athens ngày 29-6. Ảnh: Reuters |
Gói ngân sách cắt giảm trị giá 28 tỷ euro (40 tỷ USD) trong vòng 5 năm và tăng thuế đã được đa số 300 thành viên của Quốc hội nước này ủng hộ, kể cả Phó chủ tịch đảng Xã hội, Alexandros Athanassiadis, người mà trước đó quyết sẽ bỏ phiếu chống.
Ngày 30-6, một dự luật khác đặt ra các biện pháp chi tiết nhằm thực hiện việc cắt giảm cũng sẽ được bỏ phiếu.
Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã yêu cầu cả hai dự luật phải được thông qua trước khi họ cắt giảm một khoản nợ 12 tỷ euro từ gói giải cứu năm ngoái.
Năm 2010, Hy Lạp đã dựa vào một khoản cho vay giải cứu trị giá 157 tỷ USD, và nếu không có đợt trả nợ tới đây, nước này sẽ đối mặt với việc trở thành quốc gia khu vực euro vỡ nợ vào tháng sau.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra giữa lúc các cuộc đụng độ giữa cảnh sát với những người biểu tình xảy ra bên ngoài tòa nhà quốc hội. Cảnh sát chống bạo loạn đã bắn hàng loạt hơi cay vào các toán thanh niên đang ném đá và gạch cũng như đốt các thùng rác.
Cuộc tổng bãi công kéo dài trong vòng 48 tiếng đã bắt đầu vào sáng ngày 28-6, làm đình trệ nhiều hệ thống giao thông tại Hy Lạp, thu hút nhiều công nhân rảnh rỗi tham gia vào các cuộc biểu tình. Giao thông trên bộ, trên biển và trên không đã bị ảnh hưởng.
Tổng giám đốc mới của IMF, bà Christine Lagarde đã kêu gọi các bên ở Hy Lạp hãy khắc phục những khác biệt về chính trị và tham gia vào một sự đồng thuận của cả nước trong công cuộc cải tổ.
Ngày 30-6, một dự luật khác đặt ra các biện pháp chi tiết nhằm thực hiện việc cắt giảm cũng sẽ được bỏ phiếu.
Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã yêu cầu cả hai dự luật phải được thông qua trước khi họ cắt giảm một khoản nợ 12 tỷ euro từ gói giải cứu năm ngoái.
Năm 2010, Hy Lạp đã dựa vào một khoản cho vay giải cứu trị giá 157 tỷ USD, và nếu không có đợt trả nợ tới đây, nước này sẽ đối mặt với việc trở thành quốc gia khu vực euro vỡ nợ vào tháng sau.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra giữa lúc các cuộc đụng độ giữa cảnh sát với những người biểu tình xảy ra bên ngoài tòa nhà quốc hội. Cảnh sát chống bạo loạn đã bắn hàng loạt hơi cay vào các toán thanh niên đang ném đá và gạch cũng như đốt các thùng rác.
Cuộc tổng bãi công kéo dài trong vòng 48 tiếng đã bắt đầu vào sáng ngày 28-6, làm đình trệ nhiều hệ thống giao thông tại Hy Lạp, thu hút nhiều công nhân rảnh rỗi tham gia vào các cuộc biểu tình. Giao thông trên bộ, trên biển và trên không đã bị ảnh hưởng.
Tổng giám đốc mới của IMF, bà Christine Lagarde đã kêu gọi các bên ở Hy Lạp hãy khắc phục những khác biệt về chính trị và tham gia vào một sự đồng thuận của cả nước trong công cuộc cải tổ.
Quang Hiển (theo AP, CNN)