Ngay sau khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas chính thức trình lên Tổng Thư ký Ban Ki-moon lá đơn xin gia nhập Liên hợp quốc với quy chế quốc gia thành viên đầy đủ dành cho Palestine, dư luận đã có những phản ứng trái chiều.
Không khí vui mừng được cảm nhận ở Palestine ngay trong ngày 23-9 khi hàng chục nghìn người hò reo mừng chiến thắng dọc khu Bờ Tây, hoan nghênh hành động lịch sử của Tổng thống Abbas.
Từ Quảng trường Arafat ở Ramallah tới các trung tâm dọc khu Bờ Tây, những đám đông tụ tập trước những màn hình rộng để nghe ông Abbas đề nghị cộng đồng quốc tế công nhận tư cách thành viên của Palestine, rồi ca hát, nhảy múa để thể hiện sự mãn nguyện.
Anh Bassima Mahmud, một nhân viên nhà nước mang theo cậu con trai 3 tuổi ra đường theo dõi bài diễn văn, hồ hởi nói: "Tôi không thể tin được, tôi rất vui. Tôi đã ở đây từ hôm qua. Cứ như một đám cưới của người Palestine vậy."
Trong khi đó, không khí tại Israel lại căng thẳng và an ninh đang được đặt trong tình trạng báo động. Tel Aviv đã triển khai quân đội ở gần biên giới đề phòng bạo động xảy ra nếu yêu cầu của Palestine bị phủ quyết.
Có nguồn tin cho biết binh lính Israel được phép bắn vào chân những người biểu tình vượt qua “lằn đỏ” bao quanh các khu định cư Do Thái ở khu Bờ Tây. Chính phủ Israel sợ rằng các khu định cư này, nơi sinh sống của hơn 300 người Israel, sẽ là mục tiêu tấn công của những người biểu tình Palestine. Khu vực biên giới phía Nam với Ai Cập cũng được tăng cường an ninh nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố.
Ai Cập đã hoan nghênh động thái lịch sử trên của Palestine, khẳng định quy chế quốc gia là "quyền chính đáng" của người Palestine. Ngoại trưởng Ai Cập Mohammed Amr cho biết Cairo sẽ tiếp tục những nỗ lực tối đa để vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Palestine.
Về phần mình, Quốc vương Jordan Abdullah II cho rằng sự chiếm đóng lãnh thổ Palestine của Israel không còn trụ vững.
Nhóm "Bộ tứ"- gồm Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc, đã kêu gọi Palestine và Israel nối lại các cuộc thương lượng hòa bình trong vòng 1 tháng tới và cam kết đạt được một thỏa thuận vào cuối năm 2012.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết nhóm "Bộ tứ" đã đưa ra một đề xuất cụ thể cho việc nối lại các cuộc đàm phán này, và hối thúc hai bên tranh thủ cơ hội để tiến hành đàm phán.
Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erakat đã hối thúc Israel nắm lấy cơ hội trên, trong khi một quan chức Israel cho biết nhà nước Do Thái đang nghiên cứu đề xuất này.
Cùng ngày, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại sứ Lebanon tại Liên hợp quốc Nawaf Salam, cho biết Hội đồng Bảo an sẽ tiến hành họp vào 15 giờ chiều 26-9 tới (giờ địa phương) để thảo luận về đơn đề nghị trở thành thành viên đầy đủ của Palestine trong tổ chức này.
Phát biểu trước báo giới, Đại sứ Salam thông báo đã trao đơn đề nghị trên cho 14 ủy viên còn lại của Hội đồng Bảo an sau khi nhận được từ tay Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Người dân Palestine đổ ra đường phố Jerusalem ngày 23-9. (Nguồn: AP) |
Từ Quảng trường Arafat ở Ramallah tới các trung tâm dọc khu Bờ Tây, những đám đông tụ tập trước những màn hình rộng để nghe ông Abbas đề nghị cộng đồng quốc tế công nhận tư cách thành viên của Palestine, rồi ca hát, nhảy múa để thể hiện sự mãn nguyện.
Anh Bassima Mahmud, một nhân viên nhà nước mang theo cậu con trai 3 tuổi ra đường theo dõi bài diễn văn, hồ hởi nói: "Tôi không thể tin được, tôi rất vui. Tôi đã ở đây từ hôm qua. Cứ như một đám cưới của người Palestine vậy."
Trong khi đó, không khí tại Israel lại căng thẳng và an ninh đang được đặt trong tình trạng báo động. Tel Aviv đã triển khai quân đội ở gần biên giới đề phòng bạo động xảy ra nếu yêu cầu của Palestine bị phủ quyết.
Có nguồn tin cho biết binh lính Israel được phép bắn vào chân những người biểu tình vượt qua “lằn đỏ” bao quanh các khu định cư Do Thái ở khu Bờ Tây. Chính phủ Israel sợ rằng các khu định cư này, nơi sinh sống của hơn 300 người Israel, sẽ là mục tiêu tấn công của những người biểu tình Palestine. Khu vực biên giới phía Nam với Ai Cập cũng được tăng cường an ninh nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố.
Ai Cập đã hoan nghênh động thái lịch sử trên của Palestine, khẳng định quy chế quốc gia là "quyền chính đáng" của người Palestine. Ngoại trưởng Ai Cập Mohammed Amr cho biết Cairo sẽ tiếp tục những nỗ lực tối đa để vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Palestine.
Về phần mình, Quốc vương Jordan Abdullah II cho rằng sự chiếm đóng lãnh thổ Palestine của Israel không còn trụ vững.
Nhóm "Bộ tứ"- gồm Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc, đã kêu gọi Palestine và Israel nối lại các cuộc thương lượng hòa bình trong vòng 1 tháng tới và cam kết đạt được một thỏa thuận vào cuối năm 2012.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết nhóm "Bộ tứ" đã đưa ra một đề xuất cụ thể cho việc nối lại các cuộc đàm phán này, và hối thúc hai bên tranh thủ cơ hội để tiến hành đàm phán.
Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erakat đã hối thúc Israel nắm lấy cơ hội trên, trong khi một quan chức Israel cho biết nhà nước Do Thái đang nghiên cứu đề xuất này.
Cùng ngày, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại sứ Lebanon tại Liên hợp quốc Nawaf Salam, cho biết Hội đồng Bảo an sẽ tiến hành họp vào 15 giờ chiều 26-9 tới (giờ địa phương) để thảo luận về đơn đề nghị trở thành thành viên đầy đủ của Palestine trong tổ chức này.
Phát biểu trước báo giới, Đại sứ Salam thông báo đã trao đơn đề nghị trên cho 14 ủy viên còn lại của Hội đồng Bảo an sau khi nhận được từ tay Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
TTXVN