(ĐNĐT) - Trong cuộc trả lời phỏng vấn với 3 kênh truyền hình hàng đầu Nga, Thủ tướng Vladimir Putin đã đưa ra các yếu tố then chốt về lý tưởng chính trị của mình. Qua đó, ông không chỉ giải thích tại sao ông trở lại Điện Kremlin, mà còn chỉ ra rằng các lựa chọn khác có thể gây nguy hiểm cho đất nước. Đặc biệt, thỏa thuận mà ông Putin đưa ra với người dân Nga là hãy bỏ phiếu cho sự ổn định.
Vladimir Putin (RIA Novosti) |
Ông Putin trích dẫn các ví dụ của các nhà chính trị phục vụ lâu năm như Franklin Delano Roosevelt, Tổng thống Mỹ 4 nhiệm kỳ; Helmut Kohl, Thủ tướng Đức trong 16 năm và Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle.
Với những người chỉ trích ông ở cánh tả và cánh hữu, các ý kiến của ông đưa ra là thuyết phục nhất.
Ông kêu gọi các cử tri Nga không nên nản lòng và hứa hẹn rằng, thỏa thuận của ông với Tổng thống Medvedev về thay đổi vị trí không phải là điều kiện tiên quyết của kết quả bầu cử.
Ông chỉ nói ít về phe đối lập. Ông xem nhẹ những chỉ trích từ phương Tây và hứa sẽ “tạo ra những cơ chế làm việc dân chủ trực tiếp và đảm bảo rằng người dân sẽ cảm thấy gắn liền với chính quyền” ngay cả khi Đảng Nước Nga Thống nhất vẫn là “lực lượng chính trị đứng đầu tại Nga”.
Các yếu tố then chốt trong tư tưởng chính trị của Putin trùng hợp với các ý tưởng của ông Medvedev mặc dù có một số sai biệt nho nhỏ.
Cách đây hai tuần, ông Medevedev cũng đã trả lời phỏng vấn. Trong đó, ông Medvedev nói đến việc cải cách dần dần như hạ thấp ngưỡng bầu cử đối với các đảng từ 7% xuống còn 5% vào năm 2016. Trong khi đó, ông Putin lại nhấn mạnh đến tính ổn định và đẩy mạnh hệ thống chính trị. Ông Medvedev nói rằng, ông muốn Quốc hội Nga thể hiện toàn bộ ý kiến của công chúng, còn ông Putin thì nhấn mạnh đến khát khao nhìn thấy Đảng Nước Nga Thống nhất thắng lợi trong bầu cử.
Cuộc phỏng vấn của ông Putin cho thấy rằng, ông xem cuộc bầu cử sắp tới là một cuộc chiến hoặc được ăn cả, hoặc mất hết. Trong khi, Medvedev còn phải làm việc hết mình và có vẻ như đây mới là thách thức của ông. Tại cuộc gặp gỡ những người ủng hộ mình vào hôm thứ Bảy, 15-10, ông nói rằng: “Tôi là một người hoàn toàn của Đảng Nước Nga Thống nhất”.
Ông Putin cho rằng, Đảng Nước Nga Thống nhất không tìm kiếm quyền lực chỉ vì quyền lực, mà chiến thắng của Đảng này sẽ cho phép Medvedev, với vai trò thủ tướng, sẽ hình thành “một chính phủ tận tụy và hiệu quả”, đây là một điểm đồng điệu với những gì mà Medvedev nói với những người ủng hộ mình.
Cả hai ông đều nhìn vào những vấn đề then chốt khác nhau. Mặc dù có những khác biệt nhưng rất nhỏ. Cả hai đều đồng ý hoán đổi vị trí và đều xốc lại chính phủ.
Hai ông đều có quan điểm tương đồng trong các chính sách đối ngoại. Putin cho rằng ông sẽ bảo vệ lợi ích quốc phòng của Nga, nhưng “sẽ là một sai lầm lớn nếu chúng ta tự coi mình là siêu cường”. Trong khi đó, Medvedev tạo ra những tiến triển trong quan hệ với NATO tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon, làm mới quan hệ với Mỹ, lại hoàn toàn đồng ý với thủ tướng Putin.
Với những người chỉ trích ông ở cánh tả và cánh hữu, các ý kiến của ông đưa ra là thuyết phục nhất.
Ông kêu gọi các cử tri Nga không nên nản lòng và hứa hẹn rằng, thỏa thuận của ông với Tổng thống Medvedev về thay đổi vị trí không phải là điều kiện tiên quyết của kết quả bầu cử.
Ông chỉ nói ít về phe đối lập. Ông xem nhẹ những chỉ trích từ phương Tây và hứa sẽ “tạo ra những cơ chế làm việc dân chủ trực tiếp và đảm bảo rằng người dân sẽ cảm thấy gắn liền với chính quyền” ngay cả khi Đảng Nước Nga Thống nhất vẫn là “lực lượng chính trị đứng đầu tại Nga”.
Các yếu tố then chốt trong tư tưởng chính trị của Putin trùng hợp với các ý tưởng của ông Medvedev mặc dù có một số sai biệt nho nhỏ.
Cách đây hai tuần, ông Medevedev cũng đã trả lời phỏng vấn. Trong đó, ông Medvedev nói đến việc cải cách dần dần như hạ thấp ngưỡng bầu cử đối với các đảng từ 7% xuống còn 5% vào năm 2016. Trong khi đó, ông Putin lại nhấn mạnh đến tính ổn định và đẩy mạnh hệ thống chính trị. Ông Medvedev nói rằng, ông muốn Quốc hội Nga thể hiện toàn bộ ý kiến của công chúng, còn ông Putin thì nhấn mạnh đến khát khao nhìn thấy Đảng Nước Nga Thống nhất thắng lợi trong bầu cử.
Cuộc phỏng vấn của ông Putin cho thấy rằng, ông xem cuộc bầu cử sắp tới là một cuộc chiến hoặc được ăn cả, hoặc mất hết. Trong khi, Medvedev còn phải làm việc hết mình và có vẻ như đây mới là thách thức của ông. Tại cuộc gặp gỡ những người ủng hộ mình vào hôm thứ Bảy, 15-10, ông nói rằng: “Tôi là một người hoàn toàn của Đảng Nước Nga Thống nhất”.
Ông Putin cho rằng, Đảng Nước Nga Thống nhất không tìm kiếm quyền lực chỉ vì quyền lực, mà chiến thắng của Đảng này sẽ cho phép Medvedev, với vai trò thủ tướng, sẽ hình thành “một chính phủ tận tụy và hiệu quả”, đây là một điểm đồng điệu với những gì mà Medvedev nói với những người ủng hộ mình.
Cả hai ông đều nhìn vào những vấn đề then chốt khác nhau. Mặc dù có những khác biệt nhưng rất nhỏ. Cả hai đều đồng ý hoán đổi vị trí và đều xốc lại chính phủ.
Hai ông đều có quan điểm tương đồng trong các chính sách đối ngoại. Putin cho rằng ông sẽ bảo vệ lợi ích quốc phòng của Nga, nhưng “sẽ là một sai lầm lớn nếu chúng ta tự coi mình là siêu cường”. Trong khi đó, Medvedev tạo ra những tiến triển trong quan hệ với NATO tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon, làm mới quan hệ với Mỹ, lại hoàn toàn đồng ý với thủ tướng Putin.
Quang Hiển (theo RiaNovosti)