.

Campuchia xét xử 3 thủ lĩnh Khme Đỏ

.

(ĐNĐT) - Ngày 21-11, phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh đối với 3 thủ lĩnh Khme Đỏ còn sống tại Campuchia đã bắt đầu.

Mô tả ảnh.
Từ trái sáng: cựu thủ lĩnh số 2, Nuon Chea, cựu chủ tịch Khieu Samphan và cựu bộ trưởng ngoại giao Ieng Sary. Ảnh: Reuters

Trong bài phát biểu khai mạc phiên tòa, các luật sư cho rằng, chủ tịch Khieu Samphan, cựu bộ trưởng ngoại giao Ieng Sary và tư lệnh thứ hai Nuon Chea đã chỉ huy cuộc cách mạng đẫm máu mang tên “Cánh đồng Chết”, làm mất đi ¼ dân số và tàn phá cuộc đời của hàng triệu người sống sót tại Campuchia.

Bộ ba là tay sai của Pol Pot. Từ năm 1975 đến 1979, có khoảng 1,7 đến 2,2 triệu người đã chết vì tra tấn, hành quyết, bệnh tật, đói ăn và làm việc khổ sai.

Các bị cáo, bị kết án tội phạm chiến tranh chống lại loài người và giết người hàng loạt, đã không biểu lộ cảm xúc nào khi thẩm phán người Campuchia, Chea Leang đọc bản khai mạc đanh thép tại phiên tòa chật kín người.

“Mỗi người dân Campuchia, sống còn trong thời điểm này, đã bị ảnh hưởng bởi một sự áp bức của hệ thống tội phạm mà các tên tội phạm này đang đứng tại đây. Số người chết là đáng kinh ngạc. Những cuộc sơ tán cưỡng bức tại các thành phố Campuchia, hàng triệu người khổ sai trong các trại lao động cưỡng bức, sự tàn phá hàng triệu cuộc đời trong các nhà lao khét tiếng và những cánh đồng chết, sự hủy diệt các dân tộc thiểu số, vô số người chết vì bệnh tật, cưỡng bức và đói khát, đó là những tội ác mà những tên tội phạm này đã ra lệnh và thực hiện nằm trong số những nỗi kinh hoàng đáng sợ nhất mà bất kỳ quốc gia nào phải hứng chịu trong lịch sử đương đại”.

Bị cáo thứ tư, cựu bộ trưởng đặc trách vấn đề xã hội, Ieng Thirith, được tuyên bố bị tâm thần và không thể xét xử . Bà ta vẫn bị giam giữ chờ ngày kháng án.

Đây là phiên tòa thứ hai được Tòa án Xét xử Khme Đỏ (ECCC) xét xử và là phiên tòa cuối cùng.

Các bị cáo đã ở tuổi 80 và tình trạng sức khỏe kém. Nhiều người Campuchia cho rằng, họ sẽ chết trước khi một bản án được tuyên và một phiên tòa cực kỳ phức tạp sẽ kéo dài nhiều năm. Các thẩm phán sẽ phán quyết một mức án cao nhất là tù chung thân.

Các bị cáo tỏ ra không hợp tác với tòa án và có thể sẽ chối tội. Ieng Sary đã thề sẽ im lặng.

"Chúng tôi muốn có một sự công bằng, để những người đã chết có thể mở mắt. Sự thực phía sau những hình phạt tra tấn và giết chóc là gì? Những gì đã xảy ra?”, Chum Noeu, một người đã mất 13 người thân dưới chế độ Khme Đỏ, nói.

“Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi đến đây bởi vì tôi muốn biết về câu chuyện và làm thế nào nó có thể xảy ra”, Sao Kuon, một nông dân 75 tuổi, đã mất 11 người thân dưới thời Khme Đỏ, nói.

Đến nay, Tòa án xét xử Khme Đỏ đã kết án Kaiing Guek Eav, biệt danh “Duch” 35 năm tù giam, giảm còn 19 năm đối với cái chết của 14.000 người tại trung tâm tra tấn mà y điều khiển.

Quang Hiển (theo Reuters, BBC)
;
.
.
.
.
.