.

Ấn Độ phóng thành công tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân

.

(ĐNĐT) - Hôm nay, 19-4, quân đội Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa tầm xa nhất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

(ĐNĐT) - Hôm nay, 19-4, quân đội Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa tầm xa nhất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Agni V được phóng từ đảo Wheeler, ngoài khơi bang Odisha, Ấn Độ, ngày 19-4-2012. Ảnh: Reuters

V.K. Sarawat, một cố vấn của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cho biết với vụ phóng này, Ấn Độ đã nổi lên thành một cường quốc về tên lửa. "Chúng tôi đã gia nhập vào nhóm các nước sở hữu công nghệ thiết kế, phát triển, xây dựng và chế tạo các tên lửa tầm xa với độ phức tạp về công nghệ".

Theo quân đội Ấn Độ, tên lửa Agni V được phóng lúc 8 giờ 05 phút sáng giờ địa phương từ đảo Wheeler, bang Orissa của Ấn Độ.

Tên lửa dài 17,5 mét, bay bằng nhiên liệu rắn có 3 tầng và nặng 50 tấn trị giá 480 triệu USD. Nó bay 20 phút trước khi đánh trúng mục tiêu nằm trên vùng biển Đại Tây Dương.

Các nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) sẽ quan sát đường bay kéo dài 5.000 km từ lúc xuất phát đến mục tiêu và để tính được độ chính xác của tên lửa.

Việc thử thành công tên lửa Agni V, vốn có thể đưa một đầu đạn 1,5 tấn sẽ đẩy mạnh khả năng ngăn chặn hạt nhân của Ấn Độ khi nó được đưa vào vận hành năm 2014-2015.

Phát ngôn viên Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ, Ravi Gupta, cho biết trước vụ phóng rằng, tên lửa Agni V là một “tên lửa tiên tiến nhất đến nay của Ấn Độ”.

Vào tháng 11 năm ngoái, Ấn Độ đã phóng thử thành công phiên bản IV của tên lửa Agni, theo tiếng Hindi có nghĩa là “ngọn lửa”, với tầm bắn 3.500 km. Vài năm trước đó, Agni I chỉ có thể bay xa 700 km, giới chức quốc phòng Ấn Độ cho biết.

Ấn Độ cho rằng, chương trình quân sự của nước này dựa trên việc xây dựng một sự ngăn chặn tối đa có thể tin được và với chính sách “không là bên sử dụng trước”.

Vụ thử tên lửa Agni V cho thấy một bước tiến quan trọng về khả năng công nghệ của Ấn Độ, Uday Bharskar, một chuyên gia chiến lược nhận xét.

Tuy vậy, tên lửa tự sản xuất của Ấn Độ cần phải trải qua một số đợt thử nghiệm nước mới trước khi được đưa vào vận hành đầy đủ.

Một thử nghiệm thành công sẽ đưa Ấn Độ tới gần hơn với nhóm nước có khả năng chế tạo tên lửa xuyên lục địa. Hiện chỉ có 5 nước thường trực của HĐBA Liên Hiệp Quốc gồm Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp có khả năng phát triển công nghệ này.

Trung Quốc công khai bác bỏ tầm quan trọng của vụ phóng

Theo tờ Time, Trung Quốc đã công khai bác bỏ tầm quan trọng của vụ thử tên lửa. Một bài báo tên tờ Global Times cảnh báo nước láng giềng của mình rằng, đừng có đánh giá cao “sức mạnh của mình”, hoặc “giá trị của đồng minh phương Tây”.

Bài báo còn nói thêm rằng, ngay cả khi có tên lửa có thể chạm tới đa phần lãnh thổ Trung Quốc, thì điều đó không có nghĩa là mọi thứ đều đạt được bằng cách ngạo mạn trong tranh chấp với Trung Quốc. Ấn Độ nên hiểu rõ rằng sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc mạnh mẽ hơn và đáng tin hơn. Trong một tương lai có thể tiên đoán được, Ấn Độ không có cơ hội sánh với tiềm lực tổng thể về quân sự với Trung Quốc.

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen thì cho rằng: “Chúng tôi không coi Ấn Độ là một mối nguy cho các đồng minh của NATO hoặc lãnh thổ NATO”.

Quang Hiển (theo BBC, CNN, Time)

;
.
.
.
.
.