.

Mỹ quyết kìm hãm Trung Quốc ở châu Phi

.

Mỹ có những lời khuyến cáo mạnh mẽ cho các nước châu Phi về hiểm họa của Trung Quốc tại lục địa đen.

Bà Clinton nhắc nhở châu Phi những hiểm họa tiềm tàng từ Trung Quốc.
Bà Clinton nhắc nhở châu Phi những hiểm họa tiềm tàng từ Trung Quốc.

Với châu Phi, Mỹ từ lâu tạo “dấu ấn” với các chương trình “xương sống” về phát triển xã hội, giáo dục và phòng chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Chuyến đi dài ngày của Ngoại trưởng Clinton với bề nổi là đẩy mạnh những chương trình tài trợ, viện trợ tại châu Phi, nhưng thực chất chuyến đi 11 ngày sang lục địa đen là nhằm nhắc nhở chính quyền các nước ở châu lục này cần cảnh giác trước những hiểm họa tiềm tàng mà Trung Quốc có thể gây ra.

Tại điểm dừng chân đầu tiên ở Senegal, bà có buổi nói chuyện với các nhà lãnh đạo châu Phi về tai họa tiềm tàng của những dự án đầu tư của Trung Quốc tại đây. Chính vì thế, chính phủ các nước cần phải xem xét kỹ các dự án đầu tư của Trung Quốc để tránh hậu quả khôn lường sau này. Nếu để tình trạng tham nhũng len lỏi vào các dự án đầu tư mới thì những yêu cầu về con người và môi trường sẽ bị bỏ qua. Những nước như Nigeria, Mali hay Somalia cần thận trọng hơn nữa vì có thể là căn nguyên thúc đẩy nhóm cực đoan hành động quyết liệt hơn.

Thời gian gần đây, Mỹ tỏ rõ sự quan tâm với lợi ích của Trung Quốc tại châu Phi để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu quá lớn của nền kinh tế bùng nổ số một thế giới. Mỹ từng khuyến cáo Trung Quốc chỉ ra sức tận thu nguồn nguyên liệu thô ở châu Phi mà bỏ qua các yếu tố về con người và xã hội. Bà Ngoại trưởng thẳng thắn bày tỏ châu Phi cần hợp tác mới các đối tác có đầy đủ sự tôn trọng lẫn nhau để bảo đảm sự hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và xã hội. Bà Clinton sẽ làm việc với chính quyền Sudan trong kế hoạch hợp tác về an ninh và dầu khí.

Không chỉ đánh động hiểm họa tiềm tàng của Trung Quốc nhằm giúp các quốc gia châu Phi sớm “tỉnh” người, Mỹ còn nỗ lực tăng cường quá trình hợp tác quân sự tại lục địa đen để đặt dấu ấn  tốt cho sự bình yên của châu Phi vốn không ngừng chiến tranh hay nội chiến. Bà nhắc lại việc Mỹ triển khai một vài nhóm lực lượng đặc biệt giúp Uganda cơ bản “đè” được nhóm nổi dậy. Tựu trung lại, bà Clinton cho thấy sự hiện diện của Mỹ tại châu Phi đem lại sự cân bằng về kinh tế và xã hội, trong khi đó Trung Quốc chỉ biết tận thu vơ vét mà không nghĩ tới tương lai cho lục địa đen. Chuyến đi châu Phi lần này được xem là dấu ấn lớn nhất của bà Clinton trong cương vị Ngoại trưởng Mỹ, bởi bất chấp Tổng thống Obama có đắc cử vào tháng 11 tới, bà cũng sẽ từ nhiệm.

ANH THƯ

;
.
.
.
.
.