Sau hai đêm bạo loạn liên tiếp ở ngoại ô thủ đô Paris, Bộ Nội vụ Pháp ngày 21-7 tuyên bố sẽ siết chặt an ninh chừng nào thấy cần.
Phát biểu trên Đài phát thanh Pháp, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls cho biết ông sẽ tiếp tục duy trì lực lượng cảnh sát tăng cường tại thị trấn Trappes, phía Tây Nam ngoại ô Paris, cho đến khi nào an ninh trật tự được khôi phục.
Bạo loạn bắt nguồn từ vụ cảnh sát chặn giữ một người phụ nữ dùng khăn trùm đầu của người Hồi giáo hôm 18-7.
Theo điều tra ban đầu, các công tố viên cho biết chồng của người phụ nữ này đã tấn công lại cảnh sát, trong khi một số nhóm Hồi giáo ở Pháp tố cáo viên cảnh sát đã "cố tình gây hấn."
Theo một đạo luật được thông qua hồi tháng 4-2011, Pháp nghiêm cấm sử dụng khăn trùm đầu của người Hồi giáo, và người vi phạm có thể bị phạt đến 150 euro (tức 200 USD) hoặc phải theo học một khóa đào tạo về tư cách công dân.
Tuy nhiên, đạo luật này ít nhiều đã gây sự bất bình trong cộng đồng những người theo đạo Hồi ở Pháp, và vụ việc xảy ra hôm 18-7 đã làm bùng lên các hành động chống đối vốn âm ỉ lâu nay trong một bộ phận thanh niên quá khích ở ngoại ô Paris.
Từ tối 19-7 đến sáng 20-7, khoảng 250 thanh thiếu niên đã tụ tập ở thị trấn Trappes, dùng gạch đá và gậy gộc đập phá nhiều cửa hàng, đốt xe ôtô trên đường.
Khi cảnh sát được điều đến, đụng độ đã xảy ra khiến một thiếu niên 14 tuổi bị thương nặng, một số sĩ quan cảnh sát cũng bị thương.
Đêm 20-7, bạo loạn tái diễn nhưng tại địa điểm khác là thị trấn thị trấn ngoại ô Elancourt, với sự tham gia của hơn 50 thanh thiếu niên. Khoảng 20 xe ôtô bị đốt cháy, buộc Bộ Nội vụ Pháp phải tăng cường lực lượng cảnh sát tại đây. Trong đêm bạo loạn thứ hai này, cảnh sát đã bắt giữ 4 người.
Nhà chức trách Pháp cho biết ước tính có đến 300 phụ nữ đã vi phạm luật cấm dùng khăn trùm đầu của người Hồi giáo ngay trong năm đầu tiên đạo luật này có hiệu lực.
Một vụ bạo loạn tương tự từng xảy ra hồi tháng Sáu vừa qua để phản đối việc một phụ nữ 25 tuổi dùng khăn Hồi giáo trùm đầu và bị lực lượng chức năng chặn lại, khiến cảnh sát phải sử dụng hơi cay để giải tán.
Ngay sau đêm bạo loạn đầu tiên 19-7, nhiều chính trị gia và lãnh đạo các cộng đồng dân cư ở Pháp đã kêu gọi người dân bình tĩnh.
Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls tuyên bố: "Tấn công cảnh sát, phá hoại các phương tiện giao thông và cửa hàng là hành động vô ý thức, không giải quyết được vấn đề và không thể chấp nhận được".
Cảnh sát được tăng cường tại thị trấn Trappes. (Nguồn: AFP/Getty) |
Bạo loạn bắt nguồn từ vụ cảnh sát chặn giữ một người phụ nữ dùng khăn trùm đầu của người Hồi giáo hôm 18-7.
Theo điều tra ban đầu, các công tố viên cho biết chồng của người phụ nữ này đã tấn công lại cảnh sát, trong khi một số nhóm Hồi giáo ở Pháp tố cáo viên cảnh sát đã "cố tình gây hấn."
Theo một đạo luật được thông qua hồi tháng 4-2011, Pháp nghiêm cấm sử dụng khăn trùm đầu của người Hồi giáo, và người vi phạm có thể bị phạt đến 150 euro (tức 200 USD) hoặc phải theo học một khóa đào tạo về tư cách công dân.
Tuy nhiên, đạo luật này ít nhiều đã gây sự bất bình trong cộng đồng những người theo đạo Hồi ở Pháp, và vụ việc xảy ra hôm 18-7 đã làm bùng lên các hành động chống đối vốn âm ỉ lâu nay trong một bộ phận thanh niên quá khích ở ngoại ô Paris.
Từ tối 19-7 đến sáng 20-7, khoảng 250 thanh thiếu niên đã tụ tập ở thị trấn Trappes, dùng gạch đá và gậy gộc đập phá nhiều cửa hàng, đốt xe ôtô trên đường.
Khi cảnh sát được điều đến, đụng độ đã xảy ra khiến một thiếu niên 14 tuổi bị thương nặng, một số sĩ quan cảnh sát cũng bị thương.
Đêm 20-7, bạo loạn tái diễn nhưng tại địa điểm khác là thị trấn thị trấn ngoại ô Elancourt, với sự tham gia của hơn 50 thanh thiếu niên. Khoảng 20 xe ôtô bị đốt cháy, buộc Bộ Nội vụ Pháp phải tăng cường lực lượng cảnh sát tại đây. Trong đêm bạo loạn thứ hai này, cảnh sát đã bắt giữ 4 người.
Nhà chức trách Pháp cho biết ước tính có đến 300 phụ nữ đã vi phạm luật cấm dùng khăn trùm đầu của người Hồi giáo ngay trong năm đầu tiên đạo luật này có hiệu lực.
Một vụ bạo loạn tương tự từng xảy ra hồi tháng Sáu vừa qua để phản đối việc một phụ nữ 25 tuổi dùng khăn Hồi giáo trùm đầu và bị lực lượng chức năng chặn lại, khiến cảnh sát phải sử dụng hơi cay để giải tán.
Ngay sau đêm bạo loạn đầu tiên 19-7, nhiều chính trị gia và lãnh đạo các cộng đồng dân cư ở Pháp đã kêu gọi người dân bình tĩnh.
Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls tuyên bố: "Tấn công cảnh sát, phá hoại các phương tiện giao thông và cửa hàng là hành động vô ý thức, không giải quyết được vấn đề và không thể chấp nhận được".
TTXVN