.

Phương Tây không lên án vụ lật đổ Tổng thống Morsi

.

(ĐNĐT)-Ngày 4-7, các cường quốc thế giới đã kêu Ai Cập trở lại nền dân chủ sau khi quân đội nước này phế truất Tổng thống Mohamed Morsi. Tuy vậy, nhiều nước đã có lập trường thực dụng và không lên án việc phế truất Tổng thống Morsi.

Người đứng đầu Tòa án Hiến pháp, Adly Mansour (giữa) phát biểu nhậm chức Tổng thống lâm thời Ai Cập tại Tòa án Hiến pháp Tối cao ở Thủ đô Cairo, ngày 4-7-2013. Ảnh: AFP
Người đứng đầu Tòa án Hiến pháp, Adly Mansour (giữa) phát biểu nhậm chức Tổng thống lâm thời Ai Cập tại Tòa án Hiến pháp Tối cao ở Thủ đô Cairo, ngày 4-7-2013. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ, Barack Obama và nhiều lãnh đạo khác đã không gọi sự kiện tại Ai Cập là lật đổ và thúc giục sự trở lại nhanh chóng một chính phủ dân sự được bầu cử tại Ai Cập.

“Chúng tôi tin rằng, rốt cục thì tương lai của Ai Cập chỉ được định đoạt bởi nhân dân Ai Cập”, ông Obama nói sau một cuộc hội đàm khẩn cấp với các cận vệ tối cao của mình.

“Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi quyết định của quân đội Ai Cập đó là phế bỏ Tổng thống Morsi và dừng hiến pháp Ai Cập”, ông Obama phát biểu.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon đã thúc giục một sự quay trở lại chế độ dân sự tại Ai Cập khi cho rằng, “càng sớm trở lại dân chủ càng tốt”.

Vào lúc này, Châu Âu đang bị chia rẽ về cách phản ứng với sự ra đi của vị tổng thống thứ hai của Ai Cập trong vòng 2 năm và lại một cuộc khủng hoảng nữa xảy ra ở phía bên kia bờ Địa Trung Hải.

Anh cho rằng, nước này sẵn sàng làm việc với chính phủ lâm thời của Ai Cập mặc dù nước này không chấp nhận bất kỳ vai trò nào của quân sự trong quá trình dân chủ.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh, William Hague cho biết, Anh không ủng hộ sự can thiệp quân sự nhưng cũng sẽ làm việc với những người trong chính quyền Ai Cập.

Đức lại có đường lối cứng rắn hơn khi Ngoại trưởng Guido Westerwelle mô tả việc phế truất ông Morsi là “một bước lùi của nền dân chủ ở Ai Cập”. Đức kêu gọi đối thoại và cam kết.

Người đứng đầu chính sách ngoại giao EU, bà Catherin Ashton cho biết, bà “biết tường tận sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội” Ai Cập; đồng thời kêu gọi các bên nhanh chóng trở lại tiến trình dân chủ. Tuy vậy, bà Ashton cũng đã không lên án vụ đảo chính của quân đội.

Nga kêu gọi các lực lượng chính trị Ai Cập hãy “thể hiện sự kìm chế” nhưng cũng không đưa ra sự lên án nào trong khi Trung Quốc cho rằng, nước này ủng hộ “sự chọn lựa của nhân dân Ai Cập” và  kêu gọi đàm phán.  

Khác với Châu Âu, Syria và các quốc gia Ả Rập khác lại ăn mừng vì sự ra đi của ông Morsi. Tổng Syria, Bashar Al-Assad gọi vụ đảo chính là “một thành tựu vĩ đại”; Vua Saudi, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đã khen ngợi sự can thiệp của quân đội Ai Cập.

Quang Hiển (theo CNA)

;
.
.
.
.
.