.

Năm 2050, 40% dân số thế giới sẽ kiệt quệ về nguồn nước

.

ĐNĐT - Ngày 21-3, Liên Hiệp Quốc cho biết, dân số gia tăng và sự phát triển kinh tế trên thế giới sẽ làm cho nhu cầu về nước và năng lượng ngày càng thôi thúc gấp bội trong những thập niên tới.

Một bé gái Afghanistan dừng chân trên đường đi lấy nước.  Ảnh: AFP
Một bé gái Afghanistan dừng chân trên đường đi lấy nước. Ảnh: AFP

Trong một báo cáo trước Ngày nước thế giới, LHQ cho biết, sự khao khát các nguồn nước sạch và nhu cầu về điện lực gắn chặt nhau và có thể làm ảnh hưởng xấu tới các nguồn tài nguyên hạn chế của Quả đất.

Theo báo cáo đó, nhu cầu về nước sạch và năng lượng sẽ tiếp tục gia tăng trong các thập niên tới để đáp ứng với tình trạng tăng trưởng dân số và kinh tế, nó làm thay đổi cách sống và mở ra các mô hình tiêu thụ, gia tăng cực lớn tới áp lực đang có lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp và lên các hệ sinh thái.

Hiện đã có 768 triệu dân không có nguồn nước sạch, an toàn và ổn định; 2,5 tỉ người không có hệ thống vệ sinh tiện nghi và hơn 1,3 tỉ người không có nguồn điện chính.

Hiện nay, khoảng 20% tầng ngậm nước của thế giới đã bị rỗng, theo báo cáo cho biết. Trong khi đó, ngành nông nghiệp ngốn tới 2/3 lượng nước.

Báo cáo Phát triển nước thế giới cho biết, càng ngày nguồn nước sạch lại càng cần thiết hơn không chỉ cho việc canh tác, xây dựng, ăn uống, giặt giũ và thoát nước, mà còn cho việc sản xuất ra năng lượng, vốn chiếm tới 90% công nghệ liên quan sâu tới nước.

Vào năm 2050, nhu cầu nước của toàn cầu sẽ tăng tới 55% hiện nay. Vào lúc đó, hơn 40% dân số thế giới sẽ sống trong tình trạng kiệt quệ nghiêm trọng về nước, nhiều người trong số đó ở các vùng đất rộng mênh mông từ Bắc Phi, Trung Đông tới Tây Nam Á.

Châu Á sẽ là điểm nóng lớn nhất cho các cuộc xung đột về nước, nơi mà nguồn nước trải dài xuyên biên giới các quốc gia. Các châu thổ biển Aral, sông Ganges-Brahmaputra, sông Indus, sông Mekong sẽ là các khu vực xung đột do nguồn nước.

Dự kiến, nhu cầu nước toàn cầu sẽ tăng lên hơn 1/3 vào năm 2035, trong đó các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông chiếm tới 60% nhu cầu gia tăng

Bản báo cáo cũng cho biết, các đập thủy điện hiện đang gây tranh cãi lớn. Trong đó các chỉ trích nói rằng, các đập này hủy hoại hệ sinh thái và dễ gây ra phát sinh chi phí cực lớn.

Báo cáo cũng kêu gọi toàn cầu nỗ lực nâng cao hiệu quả, chỉ trích mạnh mẽ các quốc gia Trung Đông, nơi có từ 15 đến 60% nước bị lãng phí từ việc rò rỉ, bốc hơi, thậm chí trước khi người tiêu thụ mở vòi.

LHQ cũng kêu gọi sự lựa chọn thông minh trong việc bố trí hàng ngàn tỉ USD đầu tư vào hạ tầng nước và năng lượng trong các thập niên tới.

Quang Hiển (theo CNA)

;
.
.
.
.
.