Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của VN, nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua.
Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28-3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA) |
Trong hai ngày 1 và 2-4 một số tờ báo uy tín trên thế giới như Time, Foreign Policy, The Sydney Morning Herald… đã đăng bài phản ánh sự kiện này.
Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735.
Tấm bản đồ cổ |
Trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý). Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa.
Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.
Đức không có "ẩn ý" khi tặng Trung Quốc bản đồ nhà Thanh
Theo báo Thế giới của Đức số ra ngày 20-4, món quà mà Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông tới thăm Đức đang được các mạng xã hội Trung Quốc đem ra tranh luận gay gắt.
Sở dĩ vấn đề bị xới lên là do món quà này là một tấm bản đồ từ thế kỷ 18, trong đó mô phỏng các đường biên giới Trung Quốc từ thời triều nhà Thanh. Trong tấm bản đồ này, rõ ràng các khu vực như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và Mãn Châu không thuộc Trung Quốc đại lục.
Cùng ngày, Phó phát ngôn viên Chính phủ Đức Georg Streiter đã bác bỏ những thông tin cho rằng Thủ tướng Merkel muốn "bóng gió" điều gì thông qua món quà này.
Ông Streiter khẳng định Chính phủ liên bang Đức không bao giờ "tặng ai quà gì khiến người đó bị tổn thương," nhấn mạnh rằng tấm bản đồ từ năm 1740 này "thực sự rất có giá trị."
Còn theo mạng tin trực tuyến T-online.de, sử sách chính thức của Trung Quốc luôn coi Tây Tạng thuộc nước này từ hàng trăm năm nay. Vùng này, cũng giống như Tân Cương, luôn có những đòi hỏi độc lập./.
TTO/Vietnam+