.

Nga, Mỹ, EU và Ukraine đồng ý giảm căng thẳng

.

ĐNĐT-Ngày 17-4, sau khi cuộc đàm phán tại Geneva kết thúc, các đại diện của Nga, Mỹ, EU và Ukraine đã thông qua một văn kiện chung về việc giảm căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Văn kiện này kêu gọi tất cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp hãy hạ vũ khí và một lệnh ân xá rộng rãi.

Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc đàm phán tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 17-4-2014.  Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc đàm phán tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 17-4-2014. Ảnh: AFP

Sau cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Ukraine, Andriy Deschchytsia và Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao châu Âu, Catherine Ashton đã đồng ý rằng, các tổ chức quân sự trái phép trên đất Ukraine phải bị giải tán, và bất kỳ người nào đang chiếm giữ các tòa nhà phải bị giải giới và rời khỏi đó.

Các ngoại trưởng đều đồng ý rằng, cần phải có một lệnh ân xá cho tất cả những người biểu tình chống chính phủ theo thỏa thuận này, và tính tới “việc bao hàm”-khả năng là một đề xuất rằng, các khu vực nói tiếng Nga tại Ukraine có thể được thêm quyền tự trị.

Các bước này sẽ được các quan sát viên từ Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu, (OSCE), giám sát.

Phát biểu sau cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov cho rằng, về lâu về dài, Ukraine cần phải tiến hành cải tổ hiến pháp. Ông cũng cho biết, các bên tại cuộc đàm phán này đồng ý rằng, cuộc khủng hoảng tại Ukraine phải do chính người Ukraine giải quyết.

Về phía chính phủ lâm thời Ukraien, ông Deshchytsia cho rằng: “Chúng tôi bất đồng với Nga về nhiều thứ, nhưng điều mà chúng ta đã đồng ý ngày hôm nay là đặt ra một nỗ lực, các nỗ lực phối hợp nhằm phát động một quá trình làm giảm căng thẳng tại Ukraine. Và Nga đã cam kết là một phần của quá trình này”.

Trong khi đó, phát biểu trong một cuộc điểm tin tại Washington, Tổng thống Barack Obama cho rằng, kết quả của cuộc đàm phán là rất hứa hẹn. Theo đó, ông nói rằng, các bên tham gia, nhất là Nga hãy biến lời nói thành hành động. Và Mỹ vẫn để sẵn các bước đi tiếp theo để áp đặt trừng phạt đối với Nga trong trường hợp Mỹ không nhìn thấy tình hình thực sự có tiến triển.

Quang Hiển (theo BBC, RT)

;
.
.
.
.
.