.

Anh dùng công nghệ cao truy lùng kẻ giết nhà báo Mỹ

.

ĐNĐT - Lực lượng đặc biệt của Anh (SAS) đang sử dụng một loạt các thiết bị tinh vi để truy lùng kẻ thánh chiến người Anh chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley, và theo đó, hy vọng cứu thoát các con tin phương Tây khác.

Các lực lượng của Anh sử dụng công nghệ cao để truy lùng kẻ Foley
Các lực lượng của Anh sử dụng công nghệ cao để truy lùng kẻ thành chiến 'John' - tên khủng bố nói giọng Anh - Anh đã giết chết nhà báo Mỹ James Foley.

Lực lượng SAS và Trung đoàn trinh sát đặc biệt (SRR) đang tiến hành các hoạt động công nghệ cao bên trong Syria và Iraq nhằm bắt giữ những kẻ cực đoan trong vòng vài ngày.

Hiện danh tính thực sự của “kẻ thánh chiến John”, người nói giọng Anh - Anh đã hành quyết Foley, vẫn chưa được xác định nhưng theo các nguồn tin, SAS và SRR đang đến gần những mục tiêu của họ.

Trong 48 giờ qua, các binh sĩ SAS đã được triển khai tới miền bắc Iraq. Họ đã chia thành các nhóm bốn người, đi cùng với quân đội địa phương để truy lùng chiến binh thánh chiến người Anh.

Kẻ giết chết Foley chỉ để lộ đôi mắt và nói giọng Anh-Anh
Kẻ giết chết Foley chỉ để lộ đôi mắt và nói giọng Anh-Anh

Khi một kẻ thánh chiến người Anh bị giam giữ, mẫu máu và ADN của nghi phạm sẽ được kiểm tra để kết hợp với hồ sơ y tế. Một bức ảnh sẽ được chụp để xác định màu sắc quanh con ngươi - cách duy nhất để nhận dạng kẻ giết Foley vì trong video, tên sát thủ đã trùm mặt, chỉ để hở duy nhất đôi mắt và lộ giọng Anh - Anh.

Một nguồn tin SAS cho biết: "Có thể xác định chiến binh thánh chiến của Anh trên chiến trường bằng cách chặn các thông điệp phát thanh của họ. Khi họ bị bắt bởi người Iraq hay người Kurd, chúng tôi sẽ thẩm vấn. Các thông tin như nhóm máu và DNA cũng như băng ghi âm giọng nói trong hai tiếng Ả Rập hay tiếng Anh, sẽ giúp chúng tôi tập trung vào mục tiêu ‘John’ vì nó có thể được so sánh với dữ liệu hiện có".

Từ chiến trường, thông tin này được gửi qua vệ tinh di động - được điều khiển bởi một người lính SAS, truyền đến một máy bay do thám.

Bên trong máy bay, một nhóm 17 người sẽ xử lý thông tin và gửi lại cho GCHQ, trụ sở liên lạc bí mật của Chính phủ tại Cheltenham. Ở đây, nó được phân tích và đối chiếu với hồ sơ của các chiến binh thánh chiến của Anh được cho là đang chiến đấu ở Syria và Iraq, trước khi 'thông tin phản hồi' được gửi đến đội SAS.

Với cách làm này, Chính phủ Anh đang cố gắng nghiên cứu thật chi tiết các mục tiêu để tránh lặp lại sai lầm của Mỹ khi không thể tìm thấy bất kỳ con tin nào. Trước đó, đội đặc nhiệm của Mỹ đã đột kích một cơ sở IS tại Uqayrishah - miền bắc Syria, nhưng buộc phải rút lui sau một cuộc đấu súng với bọn khủng bố. Foley cùng các con tin khác vì thế không được cứu thoát, dẫn đến kết cục gây bàng hoàng cho cả thế giới.

ĐNĐT (Mailonline)

;
.
.
.
.
.