Ảnh: Tàu TQ từng vi phạm lãnh hải Việt Nam khi bảo vệ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 |
Nhằm chấm dứt bất kỳ hành vi nào có thể gây căng thẳng tại vùng biển tranh chấp, Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á sẽ có cuộc đối thoại với các đồng nhiệm, gồm cả Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc và Myanmar. Đề tài chính của cuộc họp này là sự căng thẳng ngày càng tăng trên các vùng biển tranh chấp ở châu Á.
Tại diễn đàn, Philippines sẽ đề nghị ngưng toàn bộ các hành động gây căng thẳng trên vùng Biển Đông, như một phần trong kế hoạch ba phần, theo Bộ Ngoại giao nước này cho biết hồi tuần trước. Mỹ cũng kêu gọi tất cả các bên ngưng các hành động dễ gây căng thẳng.
Philippines đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên ít nhất 3 bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nhưng ông Yi Xianliang, một cán bộ Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các nhà báo, rằng Trung Quốc có đủ mọi quyền xây dựng trên các đảo của họ, như một cách cải thiện đời sống cho cư dân ở các đảo này.
Trường Sa của Việt Nam nhưng ông Yi ngang ngược nói: “Trường Sa hoàn toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và người Trung Quốc làm hoặc không làm gì là quyền của chính phủ Trung Quốc. Không ai có thể thay đổi lập trường của chính phủ”.
Ông còn thêm rằng: đó là kiểu chơi trò nước đôi khi đem chuyện này ra bàn, vì các nước khác cũng có những hành vi xây dựng tương tự trong các năm qua.
Ông Yi nói: “Tại sao chẳng ai nói gì, khi các nước khác muốn xây sân bay? Vậy mà TQ năm nay chỉ mới xây vài công trình nhỏ cần thiết để nâng cao mức sống trên đảo, thì lại có quá nhiều người nghi ngờ”.
Giới truyền thông Hồng Kông đưa tin TQ đang tính xây một căn cứ không quân trên bãi cạn Fiery Cross, nhưng ông Yi nói không hề biết có hay không kế hoạch này.
Ông Yi nói lời kêu gọi ngưng mọi hành động gây căng thẳng là vô ích, có thể bị xem là một nỗ lực đánh giá thấp các nỗ lực xây dựng một "Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)" mà Trung Quốc đang dày công xây dựng với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Ông Yi nói nếu Mỹ đem tới diễn đàn một đề xuất nào đó để thay thế bộ quy tắc ứng xử này, thì ông sẽ không xem, không đọc. Ông nói thêm rằng Biển Đông phải là một vấn đề chỉ bàn giữa các nước liên quan trực tiếp.
“Hãy tin chúng tôi. Người châu Á có các biện pháp kiểu Á châu cùng sự khôn ngoan để giải quyết những vấn đề của riêng chúng tôi”.
Như vậy là một lần nữa, Trung Quốc thể hiện quan điểm “đóng cửa”, sau khi Bắc Kinh đã có những hành xử độc chiếm 90% Biển Đông vốn được đánh giá giàu tài nguyên dầu khí và nguồn cá dồi dào.
Gần đây, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam suốt 2 tháng, đến ngày 15-7 mới dời giàn khoan về nước.
Các tuyên bố, hành xử ngang ngược này vi phạm quyền lợi biển của Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines và Đài Loan tại Biển Đông, một tuyến hàng hải trị giá 5.000 tỉ USD hàng hóa.