.

Trung Quốc phát hành sách bịa đặt về đường 9 đoạn

.

Cuốn sách Trung Quốc phát hành đưa ra những luận điểm ngang ngược, phi lý và nực cười nhằm khẳng định cái gọi là "chủ quyền đường 9 đoạn trên Biển Đông" của nước này.

Bản đồ của Châu Âu 1760 khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Bản đồ của châu Âu 1760 khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Báo điện tử Phượng Hoàng ngày 11-8 đưa tin, Trung Quốc đã chính thức phát hành cuốn sách "Bàn về lịch sử, vai trò và tác dụng của đường 9 đoạn ở Nam Hải (cách mà Trung Quốc gọi Biển Đông)", nhằm “giải trình” và lý luận về cái gọi là Đường lưỡi bò của nước này trên Biển Đông.

Cuốn sách này do Giám đốc Sở nghiên cứu phát triển chiến lược biển Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, thẩm phán Toà án luật biển quốc tế Cao Chi Quốc và giáo sư luật quốc tế Đại học Thanh Hoa, thành viên Hiệp hội luật quốc tế Giả Bình Bình cùng biên soạn.

Trung Quốc từng ngang ngược in bản đồ Đường 9 đoạn lên hộ chiếu của nước này và bị cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh mẽ.
Trung Quốc từng ngang ngược in bản đồ Đường 9 đoạn lên hộ chiếu của nước này và bị cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh mẽ.

Ấn phẩm này ngụy biện rằng đường 9 đoạn là đường biên mang 2 tầng ý nghĩa lịch sử - quyền sở hữu lịch sử và quyền lợi lịch sử, đồng thời tự tiện nhận xằng rằng đường 9 đoạn là minh chứng chủ quyền của nước này đối với các đảo và quần đảo thuộc Biển Đông, bao gồm quyền lợi lịch sử trong các hoạt động biển như ngư nghiệp, hàng hải và thăm dò khai thác tài nguyên như khoáng sản tại các đảo này và khu vực biển xung quanh.

Cuốn sách cũng ngang ngược cáo buộc “mọi ý đồ phủ nhận, cưỡng đoạt quyền sở hữu lịch sử và quyền lợi lịch sử mà đường 9 đoạn đại diện, không chỉ sai trái về mặt pháp luật, mà về chính trị cũng không thể thực hiện được”.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Cao Chi Quốc tiết lộ cuốn sách gồm hai bản tiếng Anh - Trung. Ông này còn trắng trợn khoe khoang bản tiếng Anh của cuốn sách được đăng tải trên tạp chí luật quốc tế uy tín Tạp chí Luật quốc tế Mỹ số 107 tháng 3-2013. Ông Cao cũng vô lối tự nhận rằng ấn phẩm của mình nhận được sự ủng hộ của truyền thông cũng như các chuyên gia phân tích quốc tế.

Cao Chí Quốc nói bừa rằng 2014 là kỷ niệm 100 năm ra đời của đường 9 đoạn và tự cho rằng cuốn sách cùng đồng tác giả Giả Binh Binh có giá trị tổng kết, giải thích cho “căn cứ luật quốc tế” của “đường lưỡi bò”.

Ông này thậm chí còn âm mưu thông qua ấn phẩm phi lý của mình để “cung cấp căn cứ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông”.

Theo Tri thức trẻ

 

;
.
.
.
.
.