.

Những nước không tham chiến cùng Mỹ ở Syria

.

ĐNĐT - Ngoài 5 nước Ả Rập là Saudi Arabia, Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain và Qatar, một số đồng minh khác đã không tham gia vào các cuộc không kích của Mỹ tại Syria.

Tuy nhiên, những cuộc không kích của Mỹ cũng gây thiệt hại đối với thường dân. Những người sống ở ngôi làng Kfar Derian, miền tây tỉnh Aleppo tìm kiếm những gì còn sót lại trong ngôi nhà bị đánh sập trong chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu. Ảnh: AFP
Những cuộc không kích của Mỹ cũng gây thiệt hại đối với thường dân Syria. Ảnh: AFP

Thổ Nhĩ Kỳ

Thành viên của NATO và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất bởi làn sóng nội chiến ở Syria, sự vắng mặt của Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc không kích của Mỹ ở Syria khiến nhiều kẻ nhíu mày. Đất nước này đang phải tiếp nhận một số lượng lớn người tị nạn từ cuộc xung đột ở Syria và được xem như một điểm trung chuyển chính cho máy bay chiến đấu nước ngoài tham gia lực lượng ISIS và các nhóm vũ trang khác.

Cho đến gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ có một lý do mạnh mẽ để tiến hành hành động quân sự chống lại ISIS: 49 công dân nước này, bao gồm cả các nhà ngoại giao cấp cao và gia đình của họ, đã bị các chiến binh IS bắt làm con tin. Những người bị giam cầm đã được thả cuối tuần qua. Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống ISIS như thế nào sẽ còn tiếp tục được theo dõi chặt chẽ.

Ai Cập

Là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn ở Trung Đông và nhận được viện trợ quân sự đáng kể của Mỹ, Ai Cập được coi là có sức mạnh không quân để tiến hành các cuộc tấn công vào những nơi mà nước này muốn trong khu vực. Tuy nhiên, Cairo đã bác bỏ khẳng định gần đây rằng nước này và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã thực hiện cuộc không kích bí mật chống lại người Hồi giáo ở Libya.

Iran

Nước Cộng hòa Hồi giáo này có ảnh hưởng lớn đến cả Syria và Iraq, nơi mà họ hỗ trợ chính phủ do người Shiite lãnh đạo. Chủ nghĩa cực đoan dòng Sunni ISIS là một thách thức đối với tầm ảnh hưởng của Iran trong khu vực, nhưng căng thẳng lâu dài giữa Tehran với Washington khiến cho việc thực hiện bất kỳ sự liên minh nào giữa hai nước cực kỳ phức tạp.

Đầu tháng này, Lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei bác bỏ ý tưởng hợp tác, cáo buộc Mỹ đã lên kế hoạch sử dụng hành động quân sự chống lại ISIS để "thống trị khu vực".

Vương quốc Anh

Là một đồng minh thân cận với Mỹ trong các cuộc xung đột gần đây ở Trung Đông nhưng Anh đã nói không với việc tham gia vào các cuộc không kích ISIS ở Syria.

ISIS đã giết chết một con tin người Anh trong tháng này và đã đe dọa lấy mạng sống của một người khác. Báo cáo trên các phương tiện truyền thông Anh đề nghị Thủ tướng David Cameron có thể tìm kiếm sự chấp thuận của quốc hội để tham gia vào các cuộc không kích chống lại ISIS tại Iraq. Ông Cameron trước đó đã cam kết sẽ giúp lực lượng người Kurd chiến đấu ISIS và tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo.

Pháp

Quân đội Pháp bắt đầu cuộc không kích chống lại ISIS ở Iraq tuần trước khi sử dụng máy bay chiến đấu Rafale để tấn công một kho hậu cần. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Laurent Fabius cho biết hôm thứ Hai rằng Pháp không có kế hoạch mở rộng các cuộc tấn công vào Syria. Nhưng Paris sẽ giúp "phe đối lập ôn hòa ở Syria," ông nói.

ĐNĐT (theo CNN)

;
.
.
.
.
.