.

Từ "đảo nổi di động" đến "đảo nổi cố định"

.

Nếu giàn khoan Hải Dương 981 là một “đảo nổi di động” thì việc xây dựng ở Gạc Ma là một nỗ lực đạt một “đảo nổi cố định” của chính quyền Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam.

Trung Quốc đang ra sức cải tạo đất, cất đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc đang ra sức cải tạo đất, cất đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Rupert Wingfield-Hayes/BBC

Từ chuyện hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển của Việt Nam cho đến những hành động hung hăng đối với ngư dân Việt Nam, toàn thế giới đã và đang thấy rất rõ những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc xây trái phép một bãi ngầm thành một “đảo nổi” ở Gạc Ma có thể được xem là một yếu tố vô trách nhiệm nữa trong chiến dịch quy mô lớn này.

Hành động này xảy ra ngay sau khi Bắc Kinh cam kết với Việt Nam rằng họ sẽ nỗ lực để giảm căng thẳng. Hành động này nhắc nhở toàn khu vực và thế giới rằng phải luôn luôn nhìn kỹ những khác biệt giữa những gì Bắc Kinh nói và làm.

Rất tiếc có khả năng cộng đồng quốc tế không thể nào bắt buộc Trung Quốc ngừng hành động này ngay. Nhưng điều đó không có nghĩa là các nước không nên phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng những cam kết của họ.

 

Giáo sư Jonathan London - thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Thành thị Hong Kong
Giáo sư Jonathan London - thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Thành thị Hong Kong

Nếu so sánh việc đặt một giàn khoan với việc xây một đảo nhân tạo thì có những yếu tố giống nhau lẫn những yếu tố khác nhau. 

Nếu giàn khoan Hải Dương 981 là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng qua việc bắt đầu di chuyển một “đảo nổi di động” qua vùng biển của Việt Nam thì việc xây dựng ở Gạc Ma là một nỗ lực đạt một “đảo nổi cố định”.

Hành động này cũng là một nỗ lực để quân sự hóa khu vực Trường Sa. Còn có một yếu tố hết sức quan trọng mà người Việt Nam thấy nhưng quốc tế chưa nắm: việc những hành động đang tiếp diễn ngay tại nơi 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hi sinh năm 1988 làm nên một vết thương rất sâu cho người dân Việt Nam.

Trong tình hình mới, có lẽ Việt Nam chỉ có thể yêu cầu phía Bắc Kinh tôn trọng luật pháp bằng mọi phương diện ngoại giao và hợp tác với các nước để bảo vệ quyền của mình và của quốc tế trong toàn khu vực Biển Đông.

JONATHAN LONDON (theo Tuổi trẻ)

;
.
.
.
.
.