ĐNĐT - Giải Nobel Hóa học năm 2014 đã trao cho nhóm 3 nhà nghiên cứu với công trình cải thiện độ phân giải của kính hiển vi.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu có thể nhìn được cả thế giới nano nhờ công trình mở rộng độ phân giải của kính hiển vi quang học. Ảnh: BBC |
2 giáo sư Hoá học người Mỹ là Eric Betzig và Stefan Hell đã cùng giáo sư người Đức, William Moerner, dùng chất flour để mở rộng khả năng của kính hiển vi quang học.
Ủy ban Nobel cho biết, các nhà nghiên cứu được trao giải vì “việc phát triển kính hiển vi siêu phân giải”.
Chủ tịch Ủy ban Nobel, Sven Lidin, một nhà Hóa học vật liệu từ Đại học Lunds cho biết: “Công trình của các nhà khoa học đã làm cho việc nghiên cứu các quá trình của phân tử có thể diễn ra trong thời gian thực”.
Kính hiển vi quang học trước đó từng bị trở ngại do suy luận mang tính giả định rằng, nó không bao giờ đạt được một độ phân giải tốt hơn một nửa của bước sóng.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phân tử flour để khắc phục được hạn chế này, cho phép các nhà khoa học nhìn thấy mọi vật ở các mức phân giải cao hơn nhiều.
Kết quả này cho phép các nhà khoa học hình dung được đường đi của cá nhân các phân tử bên trong các tế bào sống.
“Nhờ có công trình của họ, giờ đây, chúng ta có thể nhìn được cả thế giới nano”, Ủy ban Nobel tuyên bố.
Các cá nhân chiến thắng sẽ chia sẻ tiền thưởng 8 triệu Kronor (1,1 triệu USD).