.

Mỹ phát triển tên lửa ở châu Âu đe dọa Nga

.

Theo một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc ngày 11-12, Mỹ có thể sẽ tái triển khai các hệ thống tên lửa hành trình hạt nhân tới châu Âu nhằm đối phó với cái gọi là “sự vi phạm” Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).

Chuyên gia phân tích chính trị Andrew Korybko cho rằng một tuyên bố khiêu khích chưa từng có tiền lệ như vậy có thể biến Hiệp ước trên trở thành nạn nhân tiếp theo nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách Brian P. McKeon đã đưa ra lời đe dọa trên trong một cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ. Đây là những lời lẽ khoa trương mạnh nhất được đưa ra từ Chính quyền Obama từ trước tới nay.

Việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tới châu Âu là một hành động đe dọa an ninh đối với Nga.
Việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tới châu Âu là một hành động đe dọa an ninh đối với Nga.

“Chúng ta không có những tên lửa hành trình được phóng từ mặt đất ở châu Âu ngay từ đầu bởi vì chúng bị cấm trong Hiệp ước. Nhưng rõ ràng đó là một lựa chọn có thể nghiên cứu”, ông McKeon nói và cho biết thêm rằng các lựa chọn của Lầu Năm Góc bao gồm việc triển khai các hệ thống phòng thủ mới chống lại tên lửa hành trình; nghiên cứu về việc liệu có nên triển khai các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất ở châu Âu hay không - một động thái có thể đi ngược lại INF; và tăng cường các khả năng quân sự khác.

Tuyên bố trên của ông McKeon được đưa ra 1 tuần sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự thảo nghị quyết N758, lên án hành động của Nga trong quan hệ với các nước láng giềng và kêu gọi Tổng thống Obama buộc Moskva “phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của mình” theo hiệp ước INF.

Tóm lại, động thái mới nhất trên của Chính phủ Mỹ nhằm chống lại Moskva là một phần trong tổng thể các biện pháp “kiềm chế” Nga, được áp dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới, nơi mà Washington tìm cách gây áp lực cùng lúc đối với Moskva trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế và quân sự…

Mỹ - Nga: 1- 0

Nếu đánh giá một cách sâu rộng có thể dễ dàng nhận thấy tại sao hiệp ước trên luôn là một lợi thế của Mỹ. Nó cấm tất cả các tên lửa hành trình và đạn đạo được triển khai trên bộ với tầm bắn từ 500-5.000km và có hiệu lực từ năm 1988. Điều này đã gây bất lợi đối với việc răn đe tên lửa của Liên Xô so với Mỹ liên quan đến những tính toán về mặt địa lý trong chiến đấu trong một cuộc chiến giả định ở châu Âu (Liên Xô có nhiều tên lửa hạt nhân tầm trung và mục đích chiến lược đối với chúng lớn hơn so với của Mỹ ở châu Âu). Tuy nhiên, sự nhượng bộ này là cần thiết để khởi đầu cho sự kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài nhiều thập kỷ.

Sau đó, mối quan ngại về INF đã không bị tiêu tan, bởi vì một mối đe dọa mới lại bắt đầu nổi lên ở châu Âu thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Sự mở rộng của NATO về phía đông đã tạo ra những thách thức bất ngờ đối với Nga. Bởi dù Moskva bị ràng buộc bởi những quy định của hiệp ước INF, nhưng không một quốc gia châu Âu nào (đặc biệt là các thành viên mới của NATO) bị kiềm chế bởi thỏa thuận có tính hợp pháp trên. Viễn cảnh này luôn tồn tại khi những nỗi sợ này có thể trở thành một thực tế kinh hoàng vào một ngày nào đó và nó chắc chắn đã ảnh hưởng tới các nhà hoạch định chính trị và quân sự của Nga.

Cuối cùng, rất có thể Mỹ đang tìm cách buộc Nga tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang khác, giống như trong cuộc Chiến tranh Lạnh trước đây. Nhưng dường như điều này đã không thành công. Moskva đã lặp đi lặp lại rằng họ sẽ không bị cuốn vào trò lừa gạt tốn kém này và rằng những bài học trong quá khứ có lẽ vẫn có ích ngày hôm nay.

Như ông Rick Rozoff, nhà quản lý Mạng lưới Stop NATO Quốc tế từng nhận định: Mỹ đang tìm cách kiểm tra nguồn dự trữ của Nga, nhưng điều này “cuối cùng có thể là một canh bạc thảm hại và thậm chí tận diệt một phần nước Mỹ”.

Theo Tin tức
 

;
.
.
.
.
.
.