.

Trung Quốc sắp hoàn tất đường băng bồi đắp phi pháp trên Đá Chữ Thập

.

ĐNĐT - Những bức ảnh vệ tinh mới cho thấy, Trung Quốc đã gần như hoàn thành đường băng dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập mà nước này đã bồi đắp phi pháp tại Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

: Tàu nạo vét Trung Quốc tại vùng biển quanh Đá Chữ Thập thuộc vùng biển Trường Sa của Việt Nam được máy bay do thám P-8A Peseidon chụp lại, ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp hôm 21-5-2015. Ảnh: Reuters
: Tàu nạo vét Trung Quốc tại vùng biển quanh Đá Chữ Thập thuộc vùng biển Trường Sa của Việt Nam được máy bay do thám P-8A Peseidon chụp lại, ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp hôm 21-5-2015. Ảnh: Reuters

Vào tháng 5, một tư lệnh quân đội Mỹ cho biết trên Reuters rằng, đường băng nói trên sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, tuy nhiên, các bức ảnh hôm 28-6 cho thấy điều đó có thể diễn ra sớm hơn.

Theo các chuyên gia an ninh, đường băng này sẽ đủ dài cho hầu hết các máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động, và như vậy, Trung Quốc dễ dàng đi vào tâm điểm của vùng biển Đông Nam Á.

Hôm thứ Ba (30-6), Trung Quốc loan báo nước này đã hoàn thành việc bồi đắp trái phép trên Trường Sa, với 7 đảo nhân tạo từ các rặng san hô nhưng không công bố chi tiết.

Đường băng trên Đ
Đường băng trên Đá Chữ Thập đã gần hoàn tất

Các bức ảnh mới nhất được chụp từ vệ tinh của công ty DigitalGlobe và được tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington công bố.  

AMTI cho biết, đường băng nói trên đang được đổ và đánh dấu, trong khi một sân đỗ và một đường lăn đã được xây kế tiếp với đường băng. Ngoài ra, có 2 bãi đỗ trực thăng và có đến 10 ăng-ten thông tin vệ tinh cùng 1 tháp radar trên Đá Chữ Thập. Các bức ảnh cũng cho thấy một tàu hải quân Trung Quốc đang neo tại một cảng.

Các bức ảnh gần đây của AMTI về Đá Gạc-Ma mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam cho thấy nhiều căn cứ quân sự nằm ở giữa trung tâm đảo đá với 2 tháp radar đang được xây dựng. Tiếp đó, 2 sân đỗ trực thăng và có tới 10 ăng-ten thông tin cũng được nhìn thấy.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như trọn vẹn Biển Đông, nơi mà tuyến giao thông thương mại đường biển trị giá 5 nghìn tỉ USD đi qua mỗi năm, chồng lấn cả vùng biển chủ quyền của các nước trong khu vực.

Vào năm 2014, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh cải tạo các đá trong khu vực, gây ra chỉ trích của cộng đồng quốc tế và làm căng thẳng dâng cao trong khu vực.

Quang Hiển (theo Reuters)

;
.
.
.
.
.