ĐNĐT - Ngày 6-10, giải Nobel Vật Lý đã được trao cho 2 nhà khoa học Takaaki Kajita (Nhật Bản) và Arthur McDonald (Canada) vì đã phát hiện ra rằng các hạt cơ bản có khối lượng.
Chân dung 2 nhà khoa học nhận giải Nobel Vật Lý 2015 |
Neutrino là các hạt dồi dào thứ hai, sau photon, chúng là các hạt ánh sáng, với số lượng hàng nghìn tỉ hạt đi xuyên qua cơ thể chúng ta mỗi giây, nhưng chúng ta lại hiểu biết rất ít ỏi về bản chất thực sự của chúng.
Bước đột phá của nhà khoa học Nhật Bản, Takaaki Kajita và nhà vật lý học người Cananda, Aurthur McDonald là khám phá ra một hiện tượng được gọi là dao động neutrino, buộc các nhà khoa học phải tư duy lại và hứa hẹn sẽ thay đổi sự hiểu biết về lịch sử và tương lai của vũ trụ.
Kajita, 56 tuổi, là giám đốc của Viện Nghiên cứu tia vũ trụ và là giáo sư tại Đại học Tokyo. McDonald, 72 tuổi, là một giáo sư danh dự tại Đại học Queen ở Kingston, Canada.
"Vũ trụ mà chúng ta đang sống vẫn còn đầy ẩn số. Một phát hiện quan trọng không thể đạt được trong một hoặc hai ngày. Phải cần nhiều người và một thời gian dài. Tôi muốn nhìn thấy những người trẻ tuổi cố gắng tham gia cùng chúng tôi giải quyết bí ẩn của vũ trụ", ông Kajita nói.
Hai nhà khoa học sẽ cùng nhận 8 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 960.000 USD) tiền thưởng.
Phát biểu với Reuters, Barbro Asman, một thành viên của Ủy ban Nobel và là giáo sư Vật lý học tại Đại học Stockholm, cho biết: “Đó là một khám phá làm thay đổi các sách giáo khoa Vật lý, vì vậy, đó là một khám phá quan trọng”.
Kajita và McDonald, qua sử dụng các thực nghiệm khác nhau, đã giải thích được rằng, neutrino thực sự thay đổi hình dạng, các sự biến dạng này đòi hỏi chúng phải có trọng lượng tuy nhiên rất bé.
Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho rằng, phát hiện này đã “thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về hoạt động sâu xa nhất của vật chất và tỏ ra rất quan trọng đối với quan điểm của chúng ta về vũ trụ”.
Trong nhiều thập kỷ, các neutrino vẫn là một hạt giả thuyết cho đến khi các nhà nghiên cứu Mỹ đã chứng minh rằng nó có thật vào năm 1956.
Được thành lập từ năm 1901, đến nay đã có 108 giải Nobel Vật lý được trao cho các nhà khoa học. Trong đó, người trẻ nhất là Lawrence Bragg, 25 tuổi, nhận giải năm 1915. Người nhận giải lớn tuổi nhất là Raymond Davis Cha, 88 tuổi lúc nhận giải vào năm 2002.
Năm 2014, Giải Nobel Vật lý được trao cho công trình phát minh ra đèn LED xanh.
Quang Hiển (theo CNN, Reuters)