.

Sự quyết đoán của Tổng thống Nga ở Trung Đông

.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, chưa bao giờ Nga tỏ ra quyết đoán như ở khu vực Trung Đông bây giờ.

Máy bay Su-25SM của Nga cất cánh từ căn cứ không quân Hmeymim tại Syria. Ảnh: TASS
Máy bay Su-25SM của Nga cất cánh từ căn cứ không quân Hmeymim tại Syria. Ảnh: TASS

Tờ "Bưu điện Washington" (Mỹ) số ra mới đây đăng bài viết của biên tập viên nổi tiếng kênh truyền hình CNN Fareed Zakaria đánh giá về sự quyết đoán của Tổng thống NgaVladimir Putin tại Syria, nội dung như sau:

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang ngây ngất với việc áp đảo chính sách đối ngoại của Mỹ. Một nhà bình luận ngưỡng mộ sự "quyết đoán" đó nên đã đặt ông Putin vào "vị trí cầm lái" ở khu vực Trung Đông. Một nhà ngoại giao kỳ cựu lại đưa ra nhận định rất nghiêm trọng rằng "đó là sự thụt lùi đáng kể nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ II đối với ảnh hưởng và sự can dự của Mỹ tại khu vực". Còn theo một nhà phân tích khác thì "kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, chưa bao giờ Nga tỏ ra quyết đoán như bây giờ".

Sự thật là đã 1/4 thế kỷ kể từ khi Moskva có hành động can thiệp như vậy bên ngoài biên giới của mình. Vào cuối những năm 1970 và 1980, Nga đưa quân vào Afghanistan và can thiệp quân sự vào một vài quốc gia khác. Lúc bấy giờ, các nhà bình luận cũng ca ngợi những hành động đó như là những dấu hiệu cho thấy Moskva đang giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

Giới tinh hoa chuyên hoạch định chính sách đối ngoại của Washington đã ngấm sâu trong tâm trí sự nhầm lẫn giữa "hoạt động" với "thành tựu". Họ cho rằng bất cứ cuộc khủng hoảng nào trên thế giới đều có thể và nên được giải quyết bằng một sự khẳng định mạnh mẽ quyền lực của Mỹ và họ thiên về sức mạnh quân sự hơn. Theo họ, nếu không làm như vậy sẽ là thụ động và thể hiện sự yếu kém.

Với logic này, Nga và Iran đang là những "người chủ" của khu vực Trung Đông chứ không phải là những nước đang hết sức cố gắng để chống đỡ cho một đồng minh đang bị chìm. Các khách hàng của họ, những người Hồi giáo dòng Alawite ở Syria - một cộng đồng thiểu số nắm quyền đại diện cho chưa đầy 15% dân số nước này - đang đối mặt với những cuộc nổi dậy đẫm máu. Nước Mỹ đã và đang ở "vị trí cầm lái" tại Afghanistan suốt 14 năm qua, nhưng điều đó liệu có làm cho Mỹ mạnh hơn?

Vào những năm 1970 và 1980, trong khi tất cả các cường quốc châu Âu đều tranh giành để có được ảnh hưởng tại châu Phi - vùng đất không có người nhận cuối cùng trên thế giới - thì chỉ có Đức là không. Với nhãn quan sắc sảo, Thủ tướng Đức Otto von Bismarch khi đó tin rằng những can thiệp như vậy sẽ chỉ làm tiêu hao năng lượng của Đức và làm chuyển sự tập trung ra khỏi những thách thức chiến lược trung tâm của Berlin.

Thử tưởng tượng rằng nếu hôm nay Tổng thống Mỹ Barack Obama leo thang vũ lực và chế độ của Tổng thống Assad đã sụp đổ thì kết quả sẽ như thế nào? Washington đã lật đổ chế độ Saddam Hussein ở Iraq (quốc gia láng giềng của Syria với rất nhiều bộ tộc và sự chia rẽ sắc tộc tương tự) bằng sự can thiệp lớn hơn nhiều so với bất cứ ai đang đề nghị đối với Syria, với số lượng 170.000 lính bộ binh ở thời điểm cao nhất và tổng chi phí lên đến gần 2.000 tỉ USD. Kết quả là, một thảm họa nhân đạo đã xảy ra, với ít nhất 150.000 người bị thiệt mạng và gần 4 triệu người bị mất nhà cửa.

Washington đã lật đổ chế độ của ông Muammar Gaddafi ở Libya và chọn cách để xây dựng đất nước cho những người bản địa.

Kết quả là nơi đây được những người New York gọi là "một vùng đất hoang tàn bởi chiến tranh". Còn ở Yemen, sau khi được Mỹ ủng hộ sự thay đổi chế độ và tiến hành bầu cử mới, kết quả mang lại là một cuộc nội chiến đang xé nát đất nước này. Những người từng nhận định rằng cuộc can thiệp của Mỹ lần này có thể cứu được những sinh mạng thì nên tạm dừng lại và suy nghĩ về các hậu quả nhân đạo của 3 cuộc can thiệp gần nhất nêu trên.

Theo Tin tức

;
.
.
.
.
.