Từ ngày 2-10, Saudi Arabia chính thức chuyển sang dùng lịch “Tây”, nghĩa là kéo dài năm thêm 11 ngày so với lịch thông thường trước kia. Động thái này được cho là một phần trong biện pháp “thắt lưng buộc bụng” nhằm đối phó với tình trạng kinh tế chật vật do giá dầu giảm trong một thời gian dài.
Năm tính theo lịch mới dài hơn so với năm theo lịch cũ là 11 ngày. (Ảnh minh họa) |
Theo báo PressTV, Saudi Arabia bắt đầu sử dụng lịch mới từ hôm 2-10. Năm tính theo lịch mới dài hơn so với năm theo lịch cũ là 11 ngày. Do đó, việc chuyển đổi sang lịch mới đồng nghĩa với việc chính phủ nước này sẽ bớt được 11 ngày lương của công nhân viên chức.
Hệ thống lịch Hồi giáo trước kia mà Saudi Arabia sử dụng sau chiến tranh năm 1932 gồm 12 tháng nhưng chỉ có 354 ngày, nghĩa là ít hơn 11 ngày so với năm thông thường theo lịch "Tây".
Động thái này được cho là nhằm giảm gánh nặng ngân sách chi trả lương của chính phủ Saudi Arabia. Đây cũng chỉ là một phần trong các biện pháp cắt giảm chi tiêu mà Saudi Arabia áp dụng trong bối cảnh nền kinh tế vốn phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ dầu mỏ này lại chật vật do giá dầu giảm trong một thời gian dài.
Saudi Arabia cũng áp dụng một loạt các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" khác như giảm 20% lương và xóa bỏ nhiều chế độ phúc lợi cho viên chức, cấm quan chức mua ô-tô mới, hay lần đầu tiên phát hành trái phép ra thị trường quốc tế.
Giá dấu giảm mạnh từ năm 2014 khiến Saudi Arabia rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng. Theo số liệu công bố, thâm hụt ngân sách của nước này trong năm 2015 là gần 100 tỷ USD.
Theo Dân Trí