Cựu Chủ tịch Interpol bị điều tra hối lộ và phạm tội chính trị tại Trung Quốc

.

Bộ Công an Trung Quốc cho biết ông Mạnh Hoành Vĩ - cựu Chủ tịch Interpol - đang bị điều tra vì nghi vấn nhận hối lộ và phạm tội chính trị tại nước này.

Theo Sputnik, ông Mạnh Hoành Vĩ đã xin từ chức vào ngày 7-10, sau khi giới chức Bắc Kinh xác nhận ông này đang bị Trung Quốc giam giữ và điều tra vì các hành vi vi phạm pháp luật.

Cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ. Ảnh: AP
Cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ. Ảnh: AP

Trong tuyên bố sau một cuộc họp nội bộ, Bộ Công an Trung Quốc thông báo: “Cuộc điều tra đối với ông Mạnh Hoành Vĩ có hành vi nhận và đưa hối lộ, cũng như nghi vi phạm pháp luật là kịp thời và chính xác”. Thông cáo không nói rõ "hành vi vi phạm pháp luật" là gì, song theo hãng tin AP, ông Mạnh Hoành Vĩ bị điều tra phạm tội chính trị.

Interpol trước đó cho hay họ nhận được quyết định từ chức của ông Mạnh Hoành Vĩ và quyết định này có hiệu lực lập tức.

Hãng tin Reuters cho biết, trong một tuyên bố đăng trực tuyến, Ủy ban Giám sát Quốc gia về Chống tham nhũng của Trung Quốc bất ngờ xác nhận ông Mạnh đang bị điều tra về hành vi "vi phạm nghiêm trọng pháp luật nhà nước". Ông Mạnh Hoành Vĩ, từng là Thứ trưởng Bộ Công an, được thông báo mất tích cách đây hơn 1 tuần. 

Vợ ông là bà Grace Meng đã trình báo sự việc chồng bà mất tích cách đây hơn một tuần. Theo thông cáo của Bộ Nội vụ Pháp, bà Grace nói bà không nhận được tin tức từ chồng khi đi từ Lyon, Pháp (nơi đặt trụ sở Interpol) trở về quê nhà Trung Quốc hôm 25/9. Trong ngày cuối cùng nhận được tin chồng, điện thoại của ông đã gửi một tin nhắn có hình con dao cho bà Grace, ám chỉ ông đang gặp nguy hiểm.

Ngay sau khi phát tán thông tin ông Mạnh Hoành Vĩ mất tích, nhiều thông tin cho rằng ông Mạnh đang bị chính quyền Trung Quốc điều tra vì cáo buộc tham nhũng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” tại nước này.

Nỗ lực của Trung Quốc nhằm theo dõi các quan chức tham nhũng ở nước ngoài, được gọi là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, đã dẫn đến cáo buộc ở một số quốc gia rằng các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc hoạt động bí mật trên lãnh thổ nước khác mà không được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

Theo Báo Tin tức

;
.
.
.
.
.
.