Tìm thấy các mảnh vỡ trôi nổi trên biển của máy bay Indonesia chở 189 người

.

Một máy bay của hãng hàng không giá rẻ Lion Air chở 189 người đã rơi sáng nay 29-10 khi trên đường từ Jakarta Pangkal Pinang, truyền thông địa phương dẫn lời một quan chức thuộc Cơ quan tìm kiếm cứu hộ Indonesia cho biết.

Lộ trình dự kiến của máy bay (đường gạch đứt) và quãng đường mà máy bay đã đi (đường màu gạch) trước khi đâm xuống biển. (Đồ họa: BBC)
Lộ trình dự kiến của máy bay (đường gạch đứt) và quãng đường mà máy bay đã đi (đường màu gạch) trước khi đâm xuống biển. (Đồ họa: BBC)

Máy bay quay đầu trước khi rơi

Yohanes Sirait, một phát ngôn viên cơ quan quản lý hàng không Indonesia, xác nhận với Reuters rằng, chiếc máy bay đã quay đầu trở lại sân bay không lâu trước khi rơi và đề nghị quay đầu đã được cơ quan kiểm soát không lưu chấp nhận. "Cơ quan kiểm soát không lưu đã cho phép quay đầu, nhưng sau đó họ mất liên lạc với máy bay", người phát ngôn Yohanes Sirait nói.

Người đứng đầu cơ quan thảm họa của Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho, đã đăng tải các bức ảnh cho thấy các mảnh vỡ, đồ đạc và những vệt dầu loang trôi nổi trên biển tại vị trí máy bay gặp nạn.

 

 

Các giấy tờ được tin là của hành khách đi trên máy bay xấu số được tìm thấy (Ảnh: Twitter)
Các giấy tờ được tin là của hành khách đi trên máy bay xấu số được tìm thấy (Ảnh: Twitter)

20 quan chức Indonesia có mặt trên máy bay

Bộ Tài chính Indonesia cho biết, có 20 quan chức Indonesia có mặt trên chuyến bay Lion Air.

Truyền hình Indonesia đã đăng tải các hình ảnh cho thấy người thân của các hành khách trên chuyến bay Lion Air giận dữ chờ tin bên ngoài sân bay Pangkal Pinang, nơi máy bay dự kiến hạ cánh. Vụ tai nạn hôm nay có thể coi là thảm họa kinh hoàng nhất ngành hàng không Indonesia kể từ sau vụ rơi máy bay của hãng hàng không AirAsia hồi tháng 12/2014 khiến toàn bộ 162 người thiệt mạng.

Người thân lo lắng chờ tin ở sân bay Pangkal Pinang. (Ảnh: Reuters)
Người thân lo lắng chờ tin ở sân bay Pangkal Pinang. (Ảnh: Reuters)

Có thể không liên quan đến thời tiết

Tại cuộc họp báo sáng nay, giới chức Indonesia cho biết, chiếc máy bay mất liên lạc ở độ cao khoảng 3.000m. Phía Indonesia đã nhờ sự hỗ trợ của cơ quan không lưu Australia nhưng không thể tìm thấy dấu vết chiếc máy bay.

Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn, tuy nhiên, theo nguồn tin ban đầu, vụ tai nạn có thể không liên quan đến nguyên nhân thời tiết do thời điểm xảy ra tai nạn ở vị trí đó thời tiết ổn định.

Soerjanto Tjahjon, một quan chức thuộc Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia, cho biết hiện thời chưa thể xác định nguyên nhân vụ rơi máy bay cho tới khi tìm thấy hộp đen của máy bay. "Chúng tôi sẽ thu thập tất cả dữ liệu từ tháp kiểm soát. Máy bay này tương đối hiện đại, máy bay sẽ truyền dữ liệu về mặtđất và chúng tôi sẽ tìm hiểu. Nhưng quan trọng nhất vẫn là hộp đen", ông Soerjanto Tjahjon nói.

Liên quan đến cơ trưởng và cơ phó của máy bay, Lion Air cho biết, những người này có tổng giờ bay là 11.000 giờ.

Những hình ảnh đầu tiên về xác máy bay

Một quan chức địa phương cho biết với Reuters, lực lượng tìm kiếm, cứu hộ đã tìm thấy các mảnh vỡ của máy bay, trong đó có ghế ngồi, trôi nổi ở vùng biển Java gần cơ sở hạ tầng của công ty dầu khí quốc gia Indonesia Pertamina.

"Chúng tôi thấy mảnh vỡ máy bay trên mặt biển ở vị trí cách nơi máy bay mất liên lạc khoảng 2 hải lý", ông Muhammad Syaugi, người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm cứu hộ Indonesia, cho biết. Vùng biển nơi máy bay rơi sâu khoảng 30-35m, ông Syaugi cho biết.

Một số mảnh vỡ được cho là của chiếc máy bay xấu số. (Ảnh: Twitters)
Một số mảnh vỡ được cho là của chiếc máy bay xấu số. (Ảnh: Twitters)
(Ảnh: Twitters)
(Ảnh: Twitters)
(Ảnh: Twitters)
(Ảnh: Twitters)
(Ảnh: Twitters)
(Ảnh: Twitters)

189 người trên khoang

Theo Straits Times, máy bay gặp nạn chở theo 189 người trên khoang, trong đó có 2 trẻ sơ sinh, 1 trẻ nhỏ, 7 thành viên phi hành đoàn.

Nhân chứng nhìn thấy vụ rơi máy bay

Theo Jakarta Post, thủy thủ đoàn trên một tàu kéo hoạt động trong khu vực đã tận mắt chứng kiến vụ rơi máy bay.

"Khoảng lúc 7h15, thủy thủ tàu kéo cho biết họ đã tiếp cận hiện trường vụ rơi và thủy thủ đoàn đã thấy xác máy bay", một quan chức thuộc lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cho biết.

Hai tàu khác gồm 1 tàu dầu và 1 tàu hàng, cũng tiếp cận khu vực hiện trường ở Tanjung Bungin, Karawang, bang Tây Java.

Máy bay lao xuống biển

Yusuf Latif, một phát ngôn viên Cơ quan tìm kiếm, cứu hộ Indonesia, cho biết máy bay Boeing-737 Max 8 mang số hiệu chuyến bay JT610 của hãng hàng không Lion Air đã biến mất khỏi màn hình radar chỉ khoảng 13 phút sau khi cất cánh lúc 6h33 sáng nay 29/10 từ Jakarta đi thành phố Pangkal Pinang.

"Máy bay được xác nhận đã rơi", ông Yusuf Latif cho biết và nói thêm rằng chiếc máy bay đã rơi xuống biển.

Một máy bay của hãng hàng không giá rẻ Lion Air (Ảnh: CBS)
Một máy bay của hãng hàng không giá rẻ Lion Air (Ảnh: CBS)
Máy bay biến mất khỏi màn hình không lâu sau khi cất cánh. (Ảnh: Flightradar24)
Máy bay biến mất khỏi màn hình không lâu sau khi cất cánh. (Ảnh: Flightradar24)

Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên máy bay và số phận của chiếc máy bay. Máy bay Boeing-737 Max 8 có khả năng chở tới 210 hành khách.

Theo thông tin từ trang mạng Flightradar24, dữ liệu ban đầu cho thấy chiếc máy bay dường như lao xuống ở khu vực ngay gần bờ biển Indonesia sau khi mất liên lạc ở độ cao khoảng 1.112m. Cũng theo dữ liệu này, máy bay bất ngờ hạ độ cao và tăng tốc trước khi các tín hiệu liên lạc bị ngắt hoàn toàn.

Lion Air hiện chưa đưa ra thông cáo chính thức về vụ việc.

"Chúng tôi không thể đưa ra bình luận nào lúc này. Chúng tôi đang cố gắng thu thập tất cả thông tin và dữ liệu", Giám đốc điều hành Lion Air Edward Sirait cho biết với Reuters. Trong khi đó, giới chức Indonesia đã triển khai một chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ chiếc máy bay.

Theo AP, Lion Air là một trong những hãng hàng không lớn nhất và tuổi đời cũng trẻ nhất ở Indonesia, khai thác hàng chục tuyến đường bay nội địa và quốc tế. Năm 2013, một trong các máy bay Boeing 737-800 của hãng này đã trượt khỏi đường băng và lao xuống biển khi đáp xuống đảo Bali, kéo theo nhiều thương vong.

Theo Dân trí

;
.
.
.
.
.
.
.