Chuyên gia Mỹ chỉ trích hành vi cưỡng ép của Trung Quốc tại Biển Đông

.

Những hành vi của Trung Quốc ngày càng trở nên thách thức khi họ triển khai nhiều tàu hơn tại Biển Đông so với trước đây, đặc biệt sau khi nước này đưa tàu Hải Dương 8 vào vùng EEZ của Việt Nam.

Hệ thống Cụm dịch vụ kinh tế-khoa học-kỹ thuật (gọi tắt là nhà giàn DK1) nằm trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. (Nguồn: Thành Đạt – TTXVN)
Hệ thống Cụm dịch vụ kinh tế-khoa học-kỹ thuật (gọi tắt là nhà giàn DK1) nằm trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. (Nguồn: Thành Đạt – TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Washington (Mỹ) trước những diễn biến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng một số tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, ông Gregory B.Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định rằng Trung Quốc đang triển khai một chiến lược lâu dài và nhất quán nhằm cưỡng ép các quốc gia phải từ bỏ các quyền hợp pháp ở Biển Đông.

Những hành vi của Trung Quốc ngày càng trở nên thách thức khi họ triển khai nhiều tàu hơn tại Biển Đông so với trước đây.

Trong bối cảnh đó, chuyên gia Poling khuyến nghị các nước Đông Nam Á cần phải thể hiện rõ ràng quan điểm trong việc bảo vệ quyền hợp pháp theo Luật pháp quốc tế.

Cùng chung quan điểm với ông Poling, Giáo sư Stein Tonnesson từ Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo cũng cho rằng việc Trung Quốc ngăn cản các nước tiến hành các hoạt động hợp pháp tại Biển Đông cũng như can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này là có tính hệ thống. Các nước Đông Nam Á cần nỗ lực đối thoại nhằm hướng tới các giải pháp hợp lý và thực chất hơn.

Trong khi đó, Giáo sư Kavi Chongkittavorn thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), cho rằng với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, đồng thời bắt đầu nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam có vị trí để thúc đẩy mạnh mẽ đối thoại và đàm phán.

Theo Vietnam+

 

 

;
;
.
.
.
.
.