3 vấn đề nóng khiến Quốc hội Mỹ "trăn trở" trong năm 2020

.

Năm 2020 là thời điểm Quốc hội Mỹ cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.

Năm 2020 sẽ là năm đặc biệt cho các nhà hoạch định chính sách tại Mỹ trong bối cảnh cuộc bầu của Mỹ đến gần và Tổng thống Donald Trump phải đối mặt với tiến trình luận tội diễn ra tại Hạ viện lẫn Thượng viện.

Một phiên họp của Quốc hội Mỹ. (Ảnh: EPA).
Một phiên họp của Quốc hội Mỹ. (Ảnh: EPA).

Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, họ cần phải gạt sang một bên những xáo trộn trong nền chính trị bởi giờ là lúc để tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Mỹ. Ông Robert Moore, Cố vấn chính sách về các ưu tiên quốc phòng đã liệt kê những nhiệm vụ cấp bách mà Quốc hội Mỹ cần phải ưu tiên giải quyết trước cuộc bầu cử tháng 11/2020.

Rút nước Mỹ ra khỏi vũng lầy chiến tranh

Tài liệu Afghanistan do tờ Washington Post xuất bản vào đầu tháng 12/2019 cung cấp bức tranh toàn cảnh rõ ràng nhưng gây sốc về chiến dịch của cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ trong hơn 2 thập kỷ qua. Tờ báo này cho rằng họ đã đánh lừa Quốc hội và người dân Mỹ về những tiến bộ của quân đội Mỹ tại Afghanistan để duy trì sự ủng hộ đối với cuộc chiến tranh dài nhất mà Washington đã can dự. Thật không may, việc công bố tài liệu này bị phủ bóng bởi giai đoạn cao trào của quá trình luận tội tại Quốc hội, khiến những thông tin xuất hiện trên truyền thông cùng các phân tích thấu đáo về tình hình Afghanistan ít được quan tâm.

Chuyên gia Robert Moore cho rằng, một cuộc điều tra kỹ lưỡng do ủy ban chính sách đối ngoại và ủy ban an ninh quốc gia thực hiện nhằm xác minh tính đúng đắn của thông tin và đo lường mức độ thành công của Mỹ trong các khu vực xung đột khác, có thể dẫn tới việc hiện thực hóa những cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử của các Tổng thống từ hai đảng phái, đó là: chấm dứt sự can dự của Mỹ vào những cuộc chiến tranh không có hồi kết và ngăn Mỹ sa chân vào những cuộc chiến mới. Các nỗ lực này có thể nhận được sự hoan nghênh của công chúng -  những người vốn đã mỏi mệt với chiến tranh và hoài nghi về tính hiệu quả của việc triển khai quân đội Mỹ trên khắp thế giới. Quốc hội và cộng đồng an ninh quốc gia sau đó có thể tính toán lại trọng tâm chiến lược của họ và lập ngân sách cho những lợi ích an ninh quốc gia được xác định rõ ràng hơn trong thế kỷ 21, nhằm bảo đảm an ninh lâu dài cho nước Mỹ.

Giảm các nghĩa vụ quốc tế

Phương ngôn chính trị cũ “không có đồng minh lâu dài, chỉ có lợi ích lâu dài” đã trở nên đúng đắn trong những năm gần đây, khi quan hệ đồng minh theo hiệp ước ràng buộc với những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ không mang lại lợi ích gì cho Washington. Thật không may, Quốc hội Mỹ không có gì ngoài con dấu biểu tượng thể hiện vai trò trụ cột giữa các nhà lãnh đạo trong liên minh kể từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Chỉ có một số thành viên suy nghĩ nghiêm túc về việc cải cách liên minh song phương hoặc đa phương và tái cấu trúc liên minh theo các lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ.

Khi nói đến việc cải cách liên minh và giảm gánh nặng an ninh quốc tế đối với Mỹ, NATO là tổ chức đầu tiên mà người ta nghĩ đến. Từ việc Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi các lợi ích riêng bất chấp những mối lo ngại trong NATO đến việc các quốc gia Châu Âu thực hiện rất ít nỗ lực để đáp ứng các mục tiêu ngân sách quốc phòng, những sáng kiến về chia sẻ gánh nặng trong NATO hay cải cách và nâng tầm liên minh quân sự này đã bị sao nhãng. Ông Robert Moore cho rằng, ngoài NATO, Quốc hội có thể xem xét lại quan hệ song phương với những nước như Saudi Arabia - hiện đang tham chiến tại Yemen và những vấn đề khác dễ đẩy Mỹ vào những cuộc xung đột không mang lại lợi ích an ninh cho Washington.

Cải thiện quan hệ quốc tế

Quan hệ địa chính trị quan trọng giữa Mỹ với những quốc gia khác như Nga, Iran và Trung Quốc đã bị suy yếu trong 1 thập kỷ qua. Việc cải thiện quan hệ với những quốc gia này sẽ giúp Mỹ cắt giảm được các cam kết quân sự, giảm leo thang căng thẳng ở những lĩnh vực kinh tế quan trọng và đẩy lui một cách hiệu quả các hoạt động hiếu chiến. Tuy nhiên, cải thiện quan hệ không có nghĩa là chấp nhận nhượng bộ trước đòi hỏi của các quốc gia nói trên, thay vì đó, là tránh xung đột quân sự hoặc xung đột quân sự kinh tế không cần thiết. Điều này liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Mỹ và là vấn đề chịu sự tác động của Quốc hội.

Để làm được điều này đòi hỏi Washington phải thực hiện các biện pháp giảm nhẹ trừng phạt hay tái tham gia các hiệp ước kiểm soát vũ khí. Dù đây là những biện pháp khó khăn nhưng ích trong việc kiểm tra cách thức giúp cải thiện những mối quan hệ nói trên.

Trong năm 2020, nhiệm vụ của Quốc hội Mỹ giải quyết các vấn đề quan trọng về an ninh quốc gia hay chính sách đối ngoại sẽ khó khăn hơn nhiều bởi họ sẽ phải làm việc với một Tổng thống mới hoặc một Tổng thống tái đắc cử mang thêm cả trọng trách mà cuộc bầu cử đặt ra trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, chuyên gia Robert Moore tin rằng, chi nhánh lập pháp có thể giải quyết những ưu tiên kể trên và tài khẳng định quyền hạn theo Điều 1 của Hiến pháp quy định Quốc hội có quyền phát động chiến tranh và kiểm soát ngân sách, giúp Mỹ vững mạnh hơn trong nội bộ cũng như trên trường quốc tế trong tương lai. Thập kỷ vừa qua sẽ khó được nhắc đến như một chiến thắng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng năm 2020 sẽ tạo ra một khởi đầu mới.

Theo VOV.VN

;
;
.
.
.
.
.