Những điều bí ẩn bên dưới điện Kremlin

.

Kho báu được cất giấu, boongke bị niêm phong hay lối đi bí mật nào được tìm thấy bên dưới Kremlin, một trong những pháo đài nổi tiếng nhất châu Âu?

Điện Kremlin Moscow là pháo đài sống lớn nhất châu Âu và chứa đựng vô số bí mật. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm ra chúng. Liệu có thư viện của Ivan Khủng khiếp bên dưới điện Kremlin hay không? Liệu có lối đi dưới lòng đất dẫn đến các khu vực khác của Moscow hay không? Những câu hỏi này và rất nhiều câu khỏi khác tới nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Hình ảnh mô phòng bên dưới điện Kremlin. Ảnh: Anton Romanov
Hình ảnh mô phòng bên dưới điện Kremlin. Ảnh: Anton Romanov

Các hầm nước

Mọi pháo đài thời trung cổ đều có các lối đi bí mật và các đường hầm bên dưới nó. Điện Kremlin cũng không phải là ngoại lệ. Kể từ khi được xây dựng lần đầu tiên, Kremlin cũng có các đường hầm dẫn nước được giấu kín. Tuy nhiên, các công sự của cả Kremlin nguyên bản bằng gỗ và của pháo đài bằng đá trắng, được dây dựng dưới thời Dmitry Donskoy, đều không còn tồn tại đến ngày nay.

Ảnh vẽ Tháp Tainitskaya và đường hầm dẫn nước bí mật bên dưới. Ảnh tư liệu: RBTH
Ảnh vẽ Tháp Tainitskaya và đường hầm dẫn nước bí mật bên dưới. Ảnh tư liệu: RBTH

Kremlin mà chúng ta thấy ngày nay được xây dưới thời Ivan Đại đế. Vào cuối thế kỷ thứ 15, Kremlin không còn phù hợp với tác chiến hiện đại: các bức tường và tháp của Kremlin, vốn bị phá hủy bởi nhiều cuộc vây hãm và hỏa hoạn, không còn đủ sức chịu đựng trước các cuộc tấn công của kẻ thù.

Ivan đã mời các kiến trúc sư Italy, những người đã xây tường gạch và những ngọn tháp, các nhà thờ - và cung điện Grand Duke. Chính những người Italy đã tạo ra cấu trúc dưới lòng đất cơ bản của Kremlin, điều bắt buộc phải có đối với bất cứ pháo đài nào.

Năm 1485, một nơi ẩn náu được xây dựng bên dưới Tháp Tainitskaya, ngọn tháp mà tới nay mục đích của nõ vẫn chưa được biết đến. Nó được phát hiện vào thế kỷ 17, nhưng đã không còn có thể tiếp cận được: các bậc thang dẫn xuống dưới đều đã mất, các bức tườn bị sập và các cánh cửa bị khóa kín đã bị bít kín bởi phế liệu xây dựng. Năm 1826, một nhân viên bảo vệ bị chết đuối dưới đó. Hầu hết các nhà sử học ngày nay tin rằng, chắc chắn phải có một trong các đường hầm dẫn nước bí mật ở đây.

“Đường hầm nghe lén”

Tháp Taynitskaya của Kremlin Moscow. Ảnh: RBTH
Tháp Taynitskaya của Kremlin Moscow. Ảnh: RBTH

Kiến trúc sư Ilya Bondarenko, người từng khám phá Kremlin năm 1918, đã viết rằng, ở một trong những tòa tháp, “một căn phòng bí mật được thiết lập như một giải pháp để ngăn chặn sự phá hoại”. Sự phá hoại là một cách hiệu quả để chọc thủng các bức tường cực kỳ kiên cố vững chắc của các pháo đài.

Một biện pháp để chống lại sự phá hoại này là đào các đường hầm chạy từ bên trong pháo đài về phía các bức tường rào và kết thúc bằng một mái hắt nhỏ mà thông qua đó, những người bảo vệ có thể nghe tiếng kẻ thù đang đào, đục và ngăn chặn hoạt động này tiếp diễn. Riêng Kremlin Pskov có không ít hơn 20 “đường hầm nghe lén” kiểu như thế này và Kremlin Moscow cũng có.

Địa lao

Địa lao giam giữ tù nhân trong bóng tối. Ảnh: Legion Media
Địa lao giam giữ tù nhân trong bóng tối. Ảnh: Legion Media

Từ năm 1525, các hầm mộ của Tháp Beklemishevskaya được sử dụng như một địa lao và phòng tra tấn. Đó chính là nơi Ivan Khủng khiếp giam giữ kẻ thù, Hoàng thân Andrei Khovansky. Tháp kế cận đó Konstantino-Eleninsky được kết nối tới Tháp Beklemishevskaya bằng một lối đi dưới lòng đất, và lối đi này cũng được chuyển đổi thành một địa lao (tổng chiều dài của lối đi này là 170 mét).

Trong cuốn sách “Moscow cổ” (Old Moscow), một người chép sử thế kỷ 19, Mikhail Pylyaev, đã mô tả “một hành lang có mái che, với các cửa sổ hẹp, nơi những người bị giam giữ bị giam giữ và bị xích vào tường với những chiếc cùm sắt, bị “khóa” miệng và chỉ được mở ra khi trả lời các câu hỏi thẩm vấn hay được cho ăn”. Gần Thánh đường Archangel, từng có một địa lao cho những người từng nợ tiền nhà thờ: họ phải ngồi xuống “ghế sám hối” và bị trói buộc vào đó bằng xích.

Những địa lao này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ngày nay, chúng chứa đựng di hài của các hoàng thân, nữ sa hoàng Moscow - những gì còn cứu vãn được từ Tu viện Asension bên trong Kremlin, khi Tu viện bị những người Bolshevik phá hủy năm 1929.

Những căn phòng bí mật cất giữ tài sản

Những lối đi bí mật bên dưới Kremlin có thể như những nhánh sông Neglinnaya. Ảnh: Legion Media
Những lối đi bí mật bên dưới Kremlin có thể như những nhánh sông Neglinnaya. Ảnh: Legion Media

Một trong những lợi thế chính của Kremlin được xây bằng đá là nó có thể được sử dụng để bảo tồn những thứ có giá trị trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Năm 1840, trong cuộc khai quật bên dưới Thánh đường Annunciation, một lối đi bí mật được phát hiện, cũng như các tầng hầm bằng gạch và đá trắng và 4 căn phòng dưới lòng đất trải dài từ Phòng Faceted tới Thánh đường Annuciation – dài khoảng 40-50 mét. Các tầng hầm của Thánh đường dự kiến được dùng để chứa các kho báu thuộc về Grand Dukes. Trong suốt quá trình khai quật ở đây năm 1894, nhà khảo cổ học Hoàng thân Nikolai Shcherbatov đã phát hiện tàn tích của Kazenny Dvor - được xây dựng năm 1484, được sử dụng như một kho bạc của các hoàn thân của Nga.

Thư viện của Ivan Khủng khiếp?

Ảnh: Shakko
Ảnh: Shakko

Năm 1518, Hoàng thân Vasily 3 đã mời thầy tu Maximos Hy Lạp tới Nga để dịch các cuốn sách về nghi thức tế lễ. Trong thời gian thầy tu ở Nga, các học giả cũng ghi chép và mở rộng thư viện của Vasily 3, điều mà sau này tạo thành nền tảng cho thư viện của con trai ông - Ivan Khủng khiếp. Những năm 1560, Sa hoàng Ivan đã mở thư viện này cho linh mục Johann Wetterman. Wetterman đã viết rằng, đó là một bộ sưu tập chưa từng có về các cuốn sách cổ, các bản thảo viết tay chất đầy các căn hầm bên dưới Kremlin. Các bản ghi chép của Wetterman cuối cùng lại là manh mối duy nhất về thư viện. Sau khi những ghi chép này được phát hiện vào thế kỷ 19, một cuộc tìm kiếm thư viện được tiến hành. Các nhà nghiên cứu tin rằng, nó chứa rất nhiều cuốn sách vô giá từ Thư viện của Sophia Palaiologina, bà của Ivan Khủng khiếp và là người cháu gái của vị Hoàng đế cuối cùng của Byzantium (thành phố Hy Lạp cổ đại), Constantine XI Palaeologus.

Các cuộc khai quật quy mô lớn nhằm tìm kiếm thư viện được tiến hành vào cuối thế kỷ 19 bởi nhà ngữ văn Eduard Tremer, người tin rằng thư viện có thể bị ẩn giấu bên giới Điện Terem.

Những năm 1930, nhà khảo cổ học Ignaty Stelletsky cũng rất mong muốn tìm ra thư viện này. Ông đã xin phép chính phủ Liên Xô và tiến hành nhiều cuộc khai quật ở nhiều phần của Kremlin. Stelletsky đã tìm thấy các đường hầm bất tận, bị chôn vùi, bị lấp đá, dẫn tới các hướng không xác định, nhưng không có dấu hiệu nào về các căn phòng có thể là thư viện.

Năm 1963, các lối đi quả thực là được phát hiện dưới Cung điện Terem, nhưng chúng chưa bao giờ được dọn quang một cách hoàn toàn. Kể từ đó, các cuộc tìm kiếm thư viện đã dừng lại, nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu tin rằng nó có tồn tại ở một nơi nào đó.

Metro­­-2?

Cần phải nói rõ ràng, Metro-2, một hệ thống giao thông dưới lòng đất được tạo ra vì mục đích linh động, có tồn tại. Thị trưởng đầu tiên của Moscow thời hậu Liên Xô, Gavriil Popov, đã xác nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn năm 2006.

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik

Metro-2 có thể được xây dựng đồng thời với Metro Moscow, hoặc sau đó một chút, với ý định đảm bảo kết nối giao thông khẩn cấp giữa các cơ quan chính phủ và phòng vệ quan trọng nhất ở Moscow (và để sơ tán các quan chức cấp cao trong trường hợp xảy ra một cộc tấn công). Một trong những cơ quan quan trọng nhất tất nhiên là Kremlin.

Metro-2 chạy rất sâu (50-250 mét), và nói cho chính xác, thì không phải là hệ thống tàu điện ngầm (với các toa tàu chạy trên đường ray tiếp xúc), mà là một hệ thống đường sắt dưới lòng đất với các đầu máy chạy bằng điện. Các nguồn tin công khai trích dẫn trên Wikipedia có chứa các thông tin tham khảo về việc nâng cấp và sửa chữa các đầu máy chạy bằng điện được sử dụng trên tuyến metro bí mật. Một phần của Metro-2 nằm bên dưới Kremlin, từ đó, nó sẽ chạy tới Kuntsevo Dacha của Stalin, một cơ sở chiến lược khác nằm ở ngoại ô Moscow.

Cũng có thể còn các cơ sở vận tải khác bên dưới Kremlin. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này, cũng như bất cứ thông tin liên quan nào đều là mật. Rốt cuộc, Kremlin vẫn là pháo đài sống lớn nhất trên lục địa hâu Âu.

Theo Dân trí

;
;
.
.
.
.
.