Covid-19 tới 6 giờ sáng 15-3: Số ca bệnh giảm trên toàn cầu; Nhiều nước sắp coi Covid là bệnh đặc hữu

.

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 960.818 trường hợp mắc Covid-19 và 3.509 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 459 triệu ca, trong đó trên 6 triệu người không qua khỏi.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Cát Lâm, Trung Quốc, ngày 12/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Cát Lâm, Trung Quốc, ngày 12-3-2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 15-3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 459.198.213 ca, trong đó có 6.069.663 người tử vong.

Biến thể mới khiến đồ thị dịch Covid-19 đảo chiều. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi Covid-19 như một loại bệnh đặc hữu.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh “nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 309.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 500 ca. Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng vọt, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 392 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 65 triệu ca và trên 60.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 14-3, thế giới có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca Covid-19 mới.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 14-3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số ca bệnh trên 24 triệu trường hợp và 372.308 ca tử vong. Trong ngày 14-3, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 166.000 ca) cao nhất khu vực ASEAN, trong khi Indonesia cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (215 ca).

Người dân đợi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân đợi tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì Covid-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Tất cả các nước thành viên ASEAN đều ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.

Mỹ hiện là nước bị ảnh hưởng nhất với 81.174.677 ca mắc và 993.811 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về số ca mắc, với hơn 42.993.494 ca, trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong,  với 655.139 ca.

Cách đây 2 năm, nước Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì virus SARS-CoV-2 lây lan trên khoảng 1.000 người dân trên cả nước. Ngay từ năm 2020, trang CNN đã đăng tải bài viết kêu gọi người dân cảnh giác, không thể coi virus này là điều đơn giản sẽ sớm biến mất mà đó sẽ là loại virus làm thay đổi cuộc sống của mỗi người.

Hai năm sau, hơn 967.500 người Mỹ đã tử vong vì Covid-19 và khoảng 79,5 triệu người đã mắc bệnh. Hầu như mọi công việc, hình thức di chuyển và cách giao lưu, tiếp xúc với mọi người xung quanh đều đã khác rất nhiều. Hai năm trước, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump thậm chí còn đưa ra kế hoạch chặn đà lây lan trong…15 ngày.

Dù vậy, vẫn đến lúc người dân Mỹ thực sự phải thay đổi lối sống, nhiều nơi cũng đã chứng kiến cảnh các siêu thị cháy hàng các nhu yếu phẩm, người dân xếp hàng mua giấy vệ sinh, nước sát khuẩn, các công viên và bãi biển đóng cửa. Hai năm sau đại dịch, nhiều nhân viên văn phòng tại Mỹ hẳn vẫn chưa quên ngày đầu tiên họ tải về ứng dụng “Zoom” để làm việc nhóm trực tuyến.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhất, hiện ghi nhận 165.193.127 ca mắc, trong đó có hơn 1.739.696 ca tử vong. Tiếp theo là châu Á với 126.690.444 ca mắc và hơn 1.373.459 ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận 95.701.580 ca mắc, với số ca tử vong cao hơn châu Á (1.425.987 ca).

Trong khi đó, khu vực Nam Mỹ ghi nhận 55.245.288 ca mắc và 1.268.067 ca tử vong. Châu Phi có 11.631.194 ca mắc và 251.749 ca tử vong; châu Đại Dương có 4.254.791 ca mắc và 8.262 ca tử vong.

Diễn biến dịch tại Trung Quốc tiếp tục phức tạp với số ca mắc có biểu hiện triệu chứng tăng mạnh trong bối cảnh biến thể Omicron làm bùng phát các ổ dịch từ thành phố Thượng Hải đến đặc khu kinh tế Thâm Quyến.

Dù vậy, vẫn đến lúc người dân Mỹ thực sự phải thay đổi lối sống, nhiều nơi cũng đã chứng kiến cảnh các siêu thị cháy hàng các nhu yếu phẩm, người dân xếp hàng mua giấy vệ sinh, nước sát khuẩn, các công viên và bãi biển đóng cửa. Hai năm sau đại dịch, nhiều nhân viên văn phòng tại Mỹ hẳn vẫn chưa quên ngày đầu tiên họ tải về ứng dụng “Zoom” để làm việc nhóm trực tuyến.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhất, hiện ghi nhận 165.193.127 ca mắc, trong đó có hơn 1.739.696 ca tử vong. Tiếp theo là châu Á với 126.690.444 ca mắc và hơn 1.373.459 ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận 95.701.580 ca mắc, với số ca tử vong cao hơn châu Á (1.425.987 ca).

Trong khi đó, khu vực Nam Mỹ ghi nhận 55.245.288 ca mắc và 1.268.067 ca tử vong. Châu Phi có 11.631.194 ca mắc và 251.749 ca tử vong; châu Đại Dương có 4.254.791 ca mắc và 8.262 ca tử vong.

Diễn biến dịch tại Trung Quốc tiếp tục phức tạp với số ca mắc có biểu hiện triệu chứng tăng mạnh trong bối cảnh biến thể Omicron làm bùng phát các ổ dịch từ thành phố Thượng Hải đến đặc khu kinh tế Thâm Quyến.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Đại Dương, Bộ Y tế New Zealand cho biết nước này ghi nhận 15.540 ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng, trong đó, thành phố lớn nhất Auckland có 4.730 ca, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 376.676 ca. Số ca mắc tại Auckland đã giảm mạnh vào tuần trước, từ dưới 10.000 ca ngày 8-3 xuống trên 4.500 ca ngày 13-3.

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan trên toàn New Zealand, trong đó có thủ đô Wellington và Christchurch, thành phố lớn nhất trên đảo Nam của nước này. Quốc gia này hiện đang chuyển sang trạng thái "đỏ" -  mức cao nhất trong khung chống dịch Covid-19. Theo quy định của mức độ này, người dân phải đeo khẩu trang trong nhà và các buổi tụ tập được giới hạn dưới 100 người.

Liên quan đến công tác điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, từ ngày 14-3, thuốc Molnatris (dạng viên chứa molnupiravir 200mg, dành điều trị bệnh nhân Covid thể vừa và nhẹ) sẽ được nhóm quản lý, phân phối và cung ứng biệt dược điều trị Covid-19 của Bộ Y tế Campuchia phân phối với mức giá mới là 50 USD/hộp. Một người dân có thể mua trực tiếp từ 1-10 hộp cùng lúc. Các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, nhà thuốc có thể đặt mua từ 10-100 hộp và bán lại cho người bệnh với giá 60 USD/hộp. Nhà thuốc nào bán giá cao hơn quy định sẽ bị xử phạt.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque cho biết Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em. Theo ông Duque, Chính phủ Philippines sẽ sớm tiêm vắc-xin CoronaVac bất hoạt của hãng Sinovac cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Đây là vắc-xin thứ hai ngừa Covid-19 được FDA Philippines cấp phép sử dụng cho trẻ em ở nước này, sau vắc-xin của hãng Pfizer.

Tính đến ngày 10-3, Philippines đã sử dụng hơn 138 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19, với hơn 64 triệu người đã tiêm đủ liều cơ bản. Hiện Philippines ghi nhận hơn 3,67 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 57.610 ca tử vong.

Trong bối cảnh dịch bệnh có chiều hướng tích cực, nhiều nước đang cân nhắc nới lỏng một số biện pháp kiểm soát dịch. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch nới lỏng các tiêu chí về dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm nhằm giảm bớt tác động của các biện pháp này đối với các hoạt động kinh tế-xã hội.

Theo các tiêu chí hiện nay, ngoài việc tỷ lệ sử dụng giường bệnh dành riêng cho các bệnh nhân Covid-19 giảm, số ca nhiễm mới ở địa phương được dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm cũng phải giảm. Tuy nhiên, theo hãng tin Jiji Press, các quan chức Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cho phép dỡ bỏ các biện pháp này trong trường hợp tình hình của hệ thống y tế ở địa phương được cải thiện.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi số ca nhiễm mới ở một địa phương tăng nhẹ hoặc vẫn đứng ở mức tương đối cao, Chính phủ Nhật Bản vẫn có thể dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở địa phương đó nếu tỷ lệ sử dụng giường bệnh dành riêng cho các bệnh nhân Covid-19 dự kiến sẽ giảm. Ngoài ra, các biện pháp đó cũng được dỡ bỏ ngay cả khi tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân Covid-19 ở trên ngưỡng 50% nhưng số ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm.

Chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét nâng giới hạn về số lượng người tham dự các sự kiện thể thao, giải trí quy mô lớn từ mức 20.000 người hiện nay lên mức tối đa của địa điểm tổ chức với điều kiện các nhà tổ chức thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch.           

Trong khi đó, Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Jyotiraditya Scindia cho biết nước này sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế thường kỳ từ ngày 27-3 tới trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 ở nước này đã cải thiện.

Ấn Độ đã đình chỉ các chuyến bay quốc tế theo lịch trình kể từ ngày 23-3-2020 do dịch Covid-19 bùng phát. Kể từ tháng 7-2020 chỉ có các chuyến bay quốc tế đặc biệt mới được phép hoạt động trong phạm vị giữa nước này với khoảng 35 quốc gia khác, trong khuôn khổ "bong bóng" du lịch hàng không.

Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Times of India cuối tuần qua, Tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đa số các triệu chứng hậu Covid-19 thường kéo dài từ 2 tháng trở lên.

Theo Tiến sĩ Diaz, nếu các triệu chứng biến mất trong vòng một tháng, tình trạng này không được coi là hậu Covid-19. Trong khi đó, có khoảng 200 triệu chứng bệnh xuất hiện ở giai đoạn này và phổ biến nhất là 3 triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức gây tình trạng sương mù não (suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung). Ngoài ra, giới chuyên môn cũng đề cập tới các bất thường tim mạch. Cụ thể, kết quả nghiên cứu các bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ trong vòng 1 năm sau khỏi bệnh cho thấy, nguy cơ tim mạch ở nhóm này tăng lên với các dạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, cục máu đông, có nguy cơ gây tử vong.

Tiến sĩ Diaz khuyến nghị cần đi khám sức khỏe nếu vẫn gặp phải các triệu chứng hậu Covid-19 sau 3 tháng nhiễm bệnh, hay còn gọi là tình trạng Covid kéo dài (long Covid).

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Allahabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhân viên y tế tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân tại Allahabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo chuyên gia WHO, không có phương pháp điều trị chung cho mọi trường hợp mà phải tập trung vào các triệu chứng của từng người. Hiện không có bất kỳ loại thuốc nào để điều trị biến chứng hậu Covid-19 nhưng có các biện pháp can thiệp như phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống… Ngoài ra, những người từng mắc Covid-19 nên hạn chế vận động, làm việc quá sức nếu còn mệt mỏi hoặc gặp tình trạng sương mù não, bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến kịp thời từ bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.

Để cải thiện triệu chứng khó thở, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) hướng dẫn bài tập thở sâu từ 3-5 lần mỗi ngày, theo đó thả lỏng ngực và vai, hít một hơi dài, chậm và sâu vào bên trong, qua mũi, sau đó thở ra nhẹ nhàng. Ngoài ra, có thể tập thở theo cách hít vào chậm rãi, rồi nín thở trong 2-3 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng. Người tập có thể tự cảm nhận để lựa chọn cho mình phương pháp tập luyện phù hợp.

Theo Báo Tin tức

;
;
.
.
.
.
.