Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Khởi đầu suôn sẻ của ông Trump

.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua đầu tiên của đảng Cộng hòa ở bang Iowa, qua đó rộng đường để trở thành ứng viên tổng thống của đảng này lần thứ ba liên tiếp.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua đầu tiên của đảng Cộng hòa ở bang Iowa. Ảnh: The Boston Globe
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua đầu tiên của đảng Cộng hòa ở bang Iowa. Ảnh: The Boston Globe

Kết quả ở Iowa ngày 16-1 cho thấy thực tế khó chối cãi: sức hút của cựu tổng thống 77 tuổi vẫn lớn khi nhiều cử tri luôn “một lòng, một dạ” bất kể ông lớn tuổi và chiến dịch tranh cử hết sức bất thường của ông trong bối cảnh bị bủa vây bởi loạt bê bối pháp lý, thậm chí bỏ qua các cuộc tranh luận sơ bộ của đảng.

Chiến thắng vang dội

Không nằm ngoài dự đoán của truyền thông quốc tế, trong cuộc họp kín (caucus) ở bang Iowa, ông Trump vượt qua hai đối thủ gần nhất của mình trong đảng Cộng hòa là bà Nikki Haley, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đồng thời là cựu Thống đốc bang South Carolina và ông Ron DeSantis, Thống đốc bang Florida. Chiều 16-1, đa số các hãng truyền thông lớn của Mỹ như CNN dẫn kết quả kiểm khoảng 99% số phiếu cho thấy, ông Trump dẫn đầu với khoảng 51% số phiếu bầu, theo sau là ông Ron DeSantis (khoảng 21%) và bà Nikki Haley (khoảng 19%). Đây là chiến thắng với cách biệt lớn nhất của ứng viên Cộng hòa ở bang Iowa từ trước tới nay.

Dựa vào kết quả ở Iowa, Giáo sư Julian E. Zelizer chuyên nghiên cứu về quan hệ công chúng tại Đại học Princeton (Mỹ) nói: “Ông Trump làứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa và cuộc bỏ phiếu đầu tiên ở Iowa đã xác nhận điều này”. Đồng quan điểm, ông Jimmy Centers, chiến lược gia của Đảng Cộng hòa có trụ sở tại Iowa, cho biết, kết quả ở Iowa chứng tỏ sức mạnh của ông Trump đối với đảng Cộng hòa. Đáng chú ý, việc ông Trump đạt tỷ lệ bầu trên 50%, nhiều hơn các đối thủ khác cộng lại, sẽ gửi tín hiệu rõ ràng đến các đối thủ rằng con đường trở lại Nhà Trắng của ông sẽ thuận buồm xuôi gió hơn. Thước đo sức mạnh không thể vượt qua của ông Trump trong đảng là việc ông không chỉ đánh bại ông DeSantis và bà Haley, mà còn vượt qua tất cả các thế lực ủng hộ họ đáng gờm nhất. Đây là những đối thủ có nguồn tài chính dồi dào và kinh nghiệm chính trị. Do đó, không ai có thể nói rằng chiến thắng của ông Trump trước các đối thủ không được tính vì số phiếu chống ông vẫn chia rẽ hoặc nhóm ứng cử viên yếu.

Dựa vào kết quả ở Iowa, Giáo sư Julian E. Zelizer chuyên nghiên cứu về quan hệ công chúng tại Đại học Princeton (Mỹ) nói: “Ông Trump làứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa và cuộc bỏ phiếu đầu tiên ở Iowa đã xác nhận điều này”. Đồng quan điểm, ông Jimmy Centers, chiến lược gia của Đảng Cộng hòa có trụ sở tại Iowa, cho biết, kết quả ở Iowa chứng tỏ sức mạnh của ông Trump đối với đảng Cộng hòa. Đáng chú ý, việc ông Trump đạt tỷ lệ bầu trên 50%, nhiều hơn các đối thủ khác cộng lại, sẽ gửi tín hiệu rõ ràng đến các đối thủ rằng con đường trở lại Nhà Trắng của ông sẽ thuận buồm xuôi gió hơn. Thước đo sức mạnh không thể vượt qua của ông Trump trong đảng là việc ông không chỉ đánh bại ông DeSantis và bà Haley, mà còn vượt qua tất cả các thế lực ủng hộ họ đáng gờm nhất. Đây là những đối thủ có nguồn tài chính dồi dào và kinh nghiệm chính trị. Do đó, không ai có thể nói rằng chiến thắng của ông Trump trước các đối thủ không được tính vì số phiếu chống ông vẫn chia rẽ hoặc nhóm ứng cử viên yếu.

Đằng sau “phát súng lệnh” Iowa

Còn 9 tháng nữa mới tới ngày bầu cử nhưng cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ đã thực sự bắt đầu với “phát súng lệnh” - cuộc họp kín tại Iowa, một bang “đỏ” vững chắc mang lại cảm giác rõ ràng về vị thế của toàn thể đảng Cộng hòa ngày nay. Tại sao họp kín ở Iowa lại trở nên quan trọng như vậy? Trạng thái “đầu tiên trên toàn quốc” của Iowa có nghĩa là nó thường đóng vai trò như “chỉ số hiệu suất ban đầu” cho các ứng cử viên được đề cử, qua đó có thể định hình cuộc đua vào Nhà Trắng. Jim McCormick, Giáo sư danh dự về chính trị Mỹ và chính sách đối ngoại của Mỹ tại trường Đại học bang Iowa, lập luận: “Các nhà quan sát quốc tế có xu hướng nhìn vào New York, Washington, D.C., và Los Angeles để xem nước Mỹ thực sự là gì nhưng Iowa thực chất phản ánh nhiều hơn các giá trị của vùng Trung Mỹ. Vì vậy, ngay cả với nhân khẩu học và các nhóm dân tộc thiểu số tương đối nhỏ, thông điệp đưa ra từ họp kín ở Iowa vẫn mang tính hệ quả”. Sự kiện ở Iowa thường gây chú ý trong việc loại những ứng cử viên yếu khỏi cuộc đua chung. Và không có gì ngạc nhiên khi tỷ phú Vivek Ramaswamy tuyên bố rời khỏi cuộc đua ngay sau thất bại tại cuộc bầu cử ở Iowa lần này.

Cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa cũng phần nào cho thấy “cuộc đua tam mã” (Trump-Haley-DeSantis) trong đảng Cộng hòa chỉ mới thực sự bắt đầu. Theo Wall Street Journal, bà Haley tuyên bố bà không vận động mạnh mẽ tại Iowa và thay vào đó đặt kỳ vọng vào bang New Hampshire. Trong khi đó, bất chấp thất bại ở Iowa, ông DeSantis cam kết tiếp tục chiến dịch tranh cử của mình.

Sau Iowa, đảng Cộng hòa sẽ tổ chức các cuộc họp kín ở New Hampshire (ngày 23-1), bang Nevada (ngày 8-2) và South Carolina (ngày 24-2). Trong khi đó, đảng Dân chủ điều chỉnh việc tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ, theo đó, quá trình bỏ phiếu của đảng này sẽ diễn ra trước tiên ở những bang có sự đa dạng về văn hóa và dân cư, trước khi tiến hành ở bang Iowa. Tổng thống đương nhiệm Joe Biden vẫn “một mình một ngựa”, vượt xa các ứng cử viên lớn khác trong các cuộc thăm dò.

Châu Âu với nỗi lo ông Trump tái đắc cử Ông Donald Trump đã nhanh chóng trở lại với tư cách là nhân vật trung tâm trong chính trường châu Âu. Giờ đây, với chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa, viễn cảnh ông tái đắc cử ngày càng đến gần hơn, khiến nhiều nước châu Âu không khỏi lo lắng, đặc biệt trong bối cảnh khu vực đang đối mặt nhiều vấn đề. Đầu tuần trước, theo tiết lộ gây chấn động của Ủy viên Công nghiệp và Thị trường nội bộ EU Thierry Breton, trong cuộc gặp năm 2020, Tổng thống Trump đã nói với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen rằng “Mỹ sẽ không bao giờ giúp đỡ và hỗ trợ nếu châu Âu bị tấn công”. Khi còn ở Nhà Trắng, với quan điểm “nước Mỹ trên hết”, ông Trump thường xuyên chỉ trích Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đề cập đến việc cắt giảm ngân sách cho khối.

THƯ LÊ

;
;
.
.
.
.
.