Nhận giấy báo đậu đại học, những học trò nghèo phải tính đến con đường gian nan phía trước: Học phí; tiền ăn, tiền ở đắt đỏ hơn nhiều lần ở chốn quê; ba mẹ ốm đau, không người chăm sóc; tìm nghề gì để nuôi sống bản thân mà tiếp bước giảng đường? Nhưng không học thì làm sao thoát nghèo? Những tân sinh viên nghèo vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng gói ghém ước mơ, và mong nó sẽ tròn đầy...
Vun đắp những ước mơ
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao quà cho các tân sinh viên trong lễ nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”. |
Bức tranh tương lai vẫn chưa sáng hơn là bao khi chuyện học phí 4 năm học ĐH Kinh tế Đà Nẵng sẽ đeo đuổi em cùng gánh sữa đậu nành ít ỏi. Nhưng Uyên vẫn hứa sẽ học tốt cho mẹ yên lòng, còn chuyện sẽ làm thêm hay không phải được tính đến khi em ổn định việc học.
Khi lên nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” do các mạnh thường quân của quê hương đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh tài trợ, em Nguyễn Thị Nghĩa ở Ái Nghĩa, Đại Lộc nói trong nước mắt: “Dù rất nghèo, đã nếm trải nhiều khổ cực nhưng con chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ học. Con chỉ cần tiền để vào đến bến xe Sài Gòn, dù đi dạy kèm hay đi lượm chai bao con cũng sẽ làm hết. Con phải học để giúp ba, giúp bà nội và sau này giúp được những em có hoàn cảnh khó khăn như con”.
Ba mắc bệnh tâm thần đang ở Tam Kỳ, mẹ bỏ em ở với bà đã 84 tuổi. Mắt bà không còn nhìn rõ để nhìn đứa cháu nhỏ bà đã nuôi lớn khôn, sẽ là sinh viên của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh. Những năm qua, vừa học em vừa làm thêm để kiếm tiền ăn học và chăm sóc bà. Sau ngày thi đại học, em đi làm công nhân tại trại cá đông lạnh, mỗi ngày thức dậy từ lúc 2-3 giờ sáng theo xe hàng của công ty. Làm nhiều sẽ được nhiều tiền nên Nghĩa cố hết sức, dành dụm cho bà khi em đi học.
Mỗi tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cùng gặp nhau ở một nghị lực vượt qua hoàn cảnh, học tập chăm chỉ và học giỏi. Nghị lực tuyệt vời ấy đã giúp các em ghi danh trong bảng vàng thành tích học tập ở trường, ở lớp.
Giúp cho em nghị lực
Một buổi đến trường, một buổi ở nhà bán sữa đậu nuôi mẹ, nuôi mình, Thục Uyên hứa với mẹ sẽ học thật giỏi, phấn đấu có học bổng ngay kỳ đầu tiên. |
Cô cũng là người dẫn em ra Huế thi đại học. Tuyến đã không phụ lòng cô cùng các thầy, cô ở trường, nơi mà em xem là ngôi nhà thứ 2 thân yêu của mình. Khi biết tin mình đậu đại học, niềm vui của Tuyến được chia sẻ bởi thầy cô, bạn bè, còn mẹ thì lúc tỉnh lúc mê nên cũng không biết cô con gái bé nhỏ ấy đã thành sinh viên... Vẫn biết, chặng đường phía trước còn đầy vất vả, em vẫn lặng thầm nuôi một ước muốn thật đẹp: Ra trường sẽ được dạy những em nhỏ khuyết tật như mình.
Ước mơ, niềm háo hức chờ ngày tựu trường của Kim Tuyến không che được sự lo lắng của các giáo viên Trường Nguyễn Đình Chiểu, khi đứa học trò, đứa con yêu của các cô phải tự bươn chải một mình ở một nơi xa lạ, tìm bạn đưa đón tới trường, rồi còn khoản học phí phải đóng mỗi năm.
Nhìn đôi mắt buồn của Lê Trung Phong, ai cũng nao lòng. “Học đại học, ai lo cho mẹ?”. Câu hỏi ấy cứ xoáy vào Phong, xoáy vào những ai biết hoàn cảnh của em. Tại ngôi nhà nhỏ ở thôn Triêm Đông 1, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Phong trở thành chỗ dựa duy nhất cho mẹ bốn năm nay. Mẹ Phong, bà Trần Thị Tùng có gần 20 năm làm nghề bán vé số nuôi con ăn học. Nhưng rồi ba mất, mẹ ngã bệnh, Phong đã bỏ dở năm học lớp 12 để ở nhà chăm sóc mẹ.
“Cô gái đàn tranh” Kim Tuyến. |
Ông Nguyễn Ngọc Diện, Phó chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Quảng Nam-Đà Nẵng tại TP. Hồ Chí Minh nhắn nhủ các em rằng: “Ngày xưa chúng tôi cũng nghèo khó như các em bây giờ, cũng nhiều lần ngậm ngùi bỏ lại sau lưng những hy vọng, ước mơ. Bây giờ hỗ trợ các em đến trường, chúng tôi muốn đặt cho các em ý thức xác định học để thành công...”. Học để thành công, để thoát nghèo, để xây đắp ước mơ. Những tân sinh viên hôm nay sẽ là những hạt giống đỏ của quê hương, đất nước.
Hiền Lương