Thầy Nguyễn Công Án (ảnh), chuyên viên Sở Giáo dục-Đào tạo phụ trách bộ môn Vật lý:
Đề thi trắc nghiệm môn Vật lý có 40 câu hỏi, trong đó, có 32 câu chung cho tất cả thí sinh và 8 câu riêng cho thí sinh học từng ban. Thông thường đề thi có các dạng câu hỏi yêu cầu học sinh giải quyết các phần sau: Lý thuyết đơn thuần, vận dụng lý thuyết, bài tập nhỏ (ngắn).
. |
Trước khi làm bài, học sinh cần đọc lướt qua đề một lần, câu hỏi nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Không nên tập trung vào những câu khó, vì như vậy sẽ mất thời gian làm các câu khác. Khi đi thi, học sinh nhớ mang theo đầy đủ các loại bút chì từ 2b đến 6b, tẩy… Nếu bài làm bị nhầm lẫn thì tẩy sạch sẽ rồi làm lại. Học sinh cũng cần lưu ý thêm, sau khi làm bài xong, không nên vội vàng ra ngoài ngay, cần phải xem lại bài để chỉnh sửa sai sót nếu có.
Cô Phan Thị Liên Chi (ảnh), giáo viên môn Sinh học Trường THPT Phan Châu Trinh:
. |
Trong khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ đề, vì trong đề thi trắc nghiệm thường có các đáp áp gần giống nhau để gây “nhiễu”. Muốn ổn định tâm lý trong lúc làm bài thi thì câu nào dễ học sinh nên làm trước, không nên sa đà vào các câu hỏi khó sẽ làm mất thời gian và rối trí. Tóm lại, đề thi tốt nghiệp môn Sinh học không khó lắm, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học thì có thể làm bài tốt.
Thầy Huỳnh Tấn Phúc (ảnh), Phó phòng Giáo dục trung học, thuộc Sở Giáo dục-Đào tạo, phụ trách bộ môn Ngữ văn:
. |
Ở câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải giải thích ngắn gọn yêu cầu của đề thi và nhận xét, đánh giá được vấn đề, qua đó, nói lên suy nghĩ và hành động của bản thân. Về phần riêng (5 điểm): học sinh ban nào thì làm theo câu hỏi của chương trình ban đó. Yêu cầu của phần này là học sinh vận dụng khả năng đọc-hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Muốn làm tốt câu hỏi phần riêng, học sinh phải nắm vững các kỹ năng làm bài nghị luận văn học (phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, xây dựng luận điểm, dựng đoạn…) và nắm được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cơ bản của tác phẩm để vận dụng, giải quyết theo yêu cầu của đề.
Đối với các tác phẩm văn học Việt Nam, đề thi ra giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 (1945) đến hết thế kỷ 20. Để đạt điểm tối đa môn Ngữ văn, ngoài việc trả lời được các yêu cầu của đề, học sinh cần chú ý đến các lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi dùng từ… và chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc.
Ngọc Đoan