Việc nuôi con nuôi trong nước hay nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đều có mẫu số chung là mong muốn đem lại hạnh phúc cho cả hai phía - bên được nhận làm con nuôi và bên nuôi con nuôi.
Nên sớm ban hành Luật Nuôi con nuôi để bảo đảm quyền lợi cho trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi.TRONG ẢNH: Giờ chơi ở Trung tâm Phục hồi cô nhi suy dinh dưỡng Đà Nẵng. |
Kẽ hở của văn bản, pháp luật
Bữa nọ, không biết do ai giới thiệu, có một người đàn ông nước ngoài tìm đến nhà chị, lân la hỏi về đứa bé. Ông ta còn đến nhiều lần nữa, qua lời người phiên dịch, ông muốn “tặng” chị 1 nghìn USD để lo việc học hành cho nó. Một thời gian sau, ông lại “tặng” thêm chừng đó nữa, gọi là để nó bồi dưỡng thêm kỹ năng ngoại ngữ. Ông thường xuyên đến chơi, hình thành quan hệ gắn bó tình cảm với nó hơn cả mẹ ruột.
Đến một ngày, người đàn ông ngoại quốc đó mang đến một tập hồ sơ, làm biên bản thỏa thuận với chị để giao tiếp cho chị 1 nghìn đô-la nữa và đưa đứa bé về nước. Quá bất ngờ, người mẹ òa khóc khi biết mình đã vô tình bán đứt đứa con!
Chị lật đật tìm đến luật sư Đỗ Pháp - Trưởng văn phòng Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng). Luật sư nhận định bộ hồ sơ đó đã được làm đúng theo trình tự của pháp luật Việt Nam hiện hành về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với các văn bản có chữ ký của chính chị. Mọi việc đã xong, họ đã dùng kinh tế mua chuộc tình cảm, còn chị thì coi như đã “bán” con mình với giá 3 nghìn đô-la.
“Con người là vô giá, luật pháp phải bảo vệ con người. Nhưng trường hợp này cho thấy pháp luật đã có kẽ hở” - Luật sư Đỗ Pháp khẳng định. Ông dẫn chứng: Tại Khoản 3, Thông tư 08/2006/TT-BTP ngày 8-12-2006 của Bộ Tư pháp, hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, quy định rất rõ: “Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh, môi giới trục lợi trong lĩnh vực nuôi con nuôi”. Luật quy định chặt chẽ như vậy, nhưng theo Luật sư Đỗ Pháp, thực tế đã, đang diễn ra rất nhiều những tình cảnh oái oăm.
Vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục
|
Đối với con nuôi trong nước, cũng theo ông Hùng, vướng mắc lớn nhất là tình trạng người phát hiện trẻ bỏ rơi không thông báo với cơ quan Công an, UBND xã, phường sở tại để lập ngay biên bản xác định tình trạng bỏ rơi của trẻ. Sau một thời gian dài đem về nuôi dưỡng, cha mẹ nuôi mới đăng ký khai sinh cho trẻ tại nơi trẻ đang sinh sống. Lúc này thì UBND xã, phường (nơi trẻ đang sống) không đủ cơ sở để cấp giấy khai sinh, vô hình trung gây khó khăn trong việc giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ thuộc diện bỏ rơi.
Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ không quy định đăng ký nuôi con nuôi quá hạn đối với trẻ đã được nhận nuôi dưỡng nhưng hiện đã quá tuổi để đăng ký. Để bảo đảm quyền lợi của các trường hợp này trước pháp luật, bà Trần Thị Tuyết, Trưởng phòng Hành chính tư pháp (Sở Tư pháp) đề nghị cần có quy định công nhận nuôi con nuôi thực tế trên 15 tuổi nhưng (cha mẹ nuôi) đã không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Đối với con nuôi trong nước, Luật sư Đỗ Pháp không loại trừ trường hợp người ta nhận nuôi con nuôi với ý đồ không tốt. Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là, con nuôi vẫn được hưởng di sản thừa kế ở hàng thứ nhất, điều này sẽ làm nảy sinh một số vấn đề tiêu cực.
Quan trọng hơn hết, ông Hùng đề nghị, Quốc hội nên sớm ban hành Luật Nuôi con nuôi để làm cơ sở cho lộ trình Việt Nam tham gia Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
3.1. Nghiêm cấm tổ chức con nuôi nước ngoài, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh, dịch vụ môi giới con nuôi nhằm mục đích trục lợi hoặc lợi dụng việc hỗ trợ xin nhận con nuôi nhằm mục đích mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. Nguồn: Thông tư 08/2006/TT-BTP ngày 8-12-2006 của Bộ Tư pháp, |
VIÊN PHÚC QUÂN