Không chỉ con đi thi, nhiều bậc phụ huynh cũng bỏ công bỏ việc theo con “lăn lộn” từ phòng trọ đến trường ôn.
Con đi học, mẹ ở nhà nội trợ
Để không phụ lòng mẹ, Trâm Anh lao vào học thật chăm chỉ. |
Sức khỏe của nó lại yếu, ăn cơm bụi thì làm sao thi nổi”. Thương con, chị chấp nhận trú mình trong căn phòng trọ chật chội, suốt ngày nóng hầm hập. Hơn một tuần qua, khi cô con gái đến trường ôn thi, ở nhà chị Hải lo dọn dẹp, chợ búa. Người bạn duy nhất của chị là bà chủ nhà cùng độ tuổi. Ban ngày thì vậy, tối đến khi Trâm Anh - con gái chị - thức khuya học bài, chị Hải lại thức cùng con.
Đêm nào cũng đến hơn 1 giờ chị mới chợp mắt, nhưng chỉ được ít phút, giật mình tỉnh giấc, nhìn qua bên cạnh thấy đã 3 giờ sáng mà con vẫn hí hoáy giải bài tập, chị nhẹ nhàng đi pha cốc sữa cho con rồi mới yên tâm đi nằm lại. Nhiều hôm thấy mẹ cực quá, Trâm Anh phải vờ giận dỗi, giục mẹ đi ngủ chị mới chịu.
Không như chị Hải, anh Đinh Phú Toàn, ở Hà Tĩnh vào làm công nhân ở KCN Hòa Khánh từ tháng 5, hiện ở trọ tại đường Phạm Như Xương, quận Liên Chiểu. Đầu tháng 6 vừa qua, cậu con trai của anh, em Đinh Sỹ Tuấn (SN 1990) từ quê vào luyện thi đại học. Để vẹn toàn việc ở công ty và có thời gian chăm sóc con, sau buổi chiều tan ca, anh tạt ngang qua chợ mua thức ăn về làm, nấu sẵn cho cả ngày mai. Nhờ ông bố mát tay chăm sóc, mặc dù học ngày học đêm nhưng Tuấn không bị giảm cân.
Cực mấy cũng được, miễn nó đậu
Hằng ngày, trong căn phòng trọ nóng hầm hập, chị Hải cần mẫn nấu từng bữa cơm ngon để chăm sóc cô con gái đang ôn thi ĐH. |
|
Cứ như vậy vô hình trung, nhiều phụ huynh đã tự tạo ra sự căng thẳng, áp lực không đáng có về tâm lý cho bản thân và con mình. Bạn Phan Thị Loan, sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Kinh tế kể lại: “Năm đầu em đi ôn thi 3 tuần ở Huế, mẹ em cũng đi cùng. Nhưng không may năm đó em trượt. Mẹ em vừa buồn vừa giận nên thời gian đầu suốt ngày kể lể công sức khiến em lúc đó chỉ muốn chết thôi”.
Thương con và kỳ vọng vào con trong kỳ thi đại học, nhiều bậc phụ huynh đã không quản ngại khó khăn, tốn kém đầu tư cho con ăn học để mong con thành tài. Đó là điều hiển nhiên. Tuy vậy, cũng đừng quá kỳ vọng vào con mà có những lời nói, hành động thái quá gây ảnh hưởng đến tâm lý của con, dẫn đến lợi bất cập hại, mang nỗi ân hận với con cái sau này.
(Còn nữa)