(ĐNĐT) – Là đại diện duy nhất của chủ nhà Đà Nẵng góp mặt ở Vòng chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot (Robocon) Việt Nam – 2011, đội BK-WIKING của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã giành 2 chiến thắng Loy – Krathong trong 3 trận thắng của đội, xuất sắc giành quyền vào vòng 1/16.
Tối 13-5, đêm thi đấu cuối cùng của vòng đấu bảng Vòng chung kết Robocon VIệt Nam – 2011, Cung thể thao Tiên Sơn bùng nổ với đông đảo cổ động viên chủ nhà cuồng nhiệt trong sắc phục vàng cam cổ vũ và gọi tên đội robot con cưng duy nhất: BK-WIKING!
Không khí trong nhà thi đấu chợt trầm lắng xuống khi robot leo địa hình điều khiển bằng sóng 3G của nhóm sinh viên ngành Cơ - Điện tử, ĐH Bách khoa Đà Nẵng không thể leo lên được bậc thềm sân khấu vì sóng mạng 3G bên trong nhà thi đấu khá yếu và có khá nhiều sóng khác gây nhiễu. Đây là một phiên bản robot mới so với robot của đội BKZ từng đạt giải Robot mìn năm 2009 và nó có gắn thêm cánh tay, camera quan sát, bộ kit điều khiển bằng sóng 3G,… với triển vọng thay thế con người tiến đến các địa điểm có bom mìn, gắp về cho con người xử lý hoặc có thể đặt kíp nổ để phá.
Và rồi các cổ động viên lại náo nhiệt khi BK-WIKING xuất hiện trên sân thi đấu, thi đấu trận đầu tiên với đội TDKL của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Với thiết kế có 8 bánh xe độc lập giúp cho robot di chuyển được mọi hướng mà không phải quay đầu như các đội khác, truyền động bằng khí nén khá linh hoạt, cùng phong độ thi đấu tự tin, ổn định, ở giây thứ 134 của trận đấu, robot tự động của BK-WIKING đã định vị bằng 4 cảm biến hồng ngoại và thả ngọn lửa đèn chính xác lên đỉnh đèn trong Krathong, giành chiến thắng Loy-Krathong. Cung Thể thao Tiên Sơn như nổ tung với tiếng reo hò của cổ động viên chủ nhà.
Ở trận thi đấu thứ hai, gặp đội CĐT-HY của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, đối thủ rất mạnh của khu vực phía Bắc, BK-WIKING vẫn thi đấu ổn định, các robot điều khiển bằng tay và robot tự động vẫn chăm chỉ lắp ghép đài hoa, giá đèn… để ghi thêm điểm. Một robot tự động bình thản gắp ngọn lửa đèn và vượt dốc, tiến đến Krathong đang nổi trên mặt sông, định vị bằng 4 cảm biến hồng ngoại, thả ngọn lửa đèn chính xác vào đỉnh đèn. Thêm một chiến thắng Loy-Krathong cho BK-WIKING ở giây thứ 140 của trận đấu.
Với 2 chiến thắng Loy-Krathong, chắc suất vào vòng 1/16, ở trận thi đấu cuối cùng gặp đội TL53 của Học viện Phòng không Không quân, một đội không quá mạnh, BK-WIKING tiếp tục thi đấu bình thản, chăm chỉ ghi nhiều điểm và thử nghiệm “vũ khí” mới là cảm biến siêu âm để định vị đỉnh đèn. Song 3 phút của trận thi đấu kết thúc, robot tự động không kịp thắp sáng ngọn lửa đèn, một chút tiếc nuối khi không giành được chiến thắng tuyệt đối Loy-Krathong thứ 3, nhưng BK-WIKING vẫn chiến thắng với số điểm chênh lệch: 212-90.
Với những gì đã thể hiện trong đêm thi đấu hôm qua, BK-WIKING đã làm nức lòng cổ động viên chủ nhà, như tuyên bố của toàn đội trước khi thi đấu: “BK-WIKING sẽ trình diễn những trận đấu đẹp và quyết tâm chiến thắng.”
Kết thúc vòng đấu bảng, 16 đội robot xuất sắc của 8 bảng lọt vào vòng 1/16, thi đấu vào tối nay 14-5, gồm: LH-B7, LH-CACTUS 1, LH-AIO, LH –CACTUS 2, LH-WAVE (5 đội cùng Trường ĐH Lạc Hồng), CN-KTĐT 01, ALLIGATOR, VJC 2, CĐT1-K4, TDKL (4 đội cùng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), SQ-WPRO, SQ-PLV (2 đội cùng Trường Sỹ quan Chỉ huy kỹ thuật thông tin), BKIT-FIBER, BKIT-MEGA (2 đội cùng Trường ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh), SPK-VENUS (Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh) và BK-WIKING (Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng).
Ở vòng thi đấu loại trực tiếp 1/16 diễn ra vào tối nay 14-5, các cổ động viên chủ nhà sẽ tiếp tục ăn mừng chiến thắng khi đội BK-WIKING chỉ gặp lại đội SQ-PLV, đối thủ từng 2 lần thất bại khi đối đầu với BK-WIKING ở vòng 2 và vòng 3 của Cuộc thi Vòng loại Robocon khu vực miền Trung-Tây Nguyên diễn ra vào đầu tháng 4 vừa qua, với cùng tỷ số: 162-120.
Cổ động viên cổ vũ cuồng nhiệt cho đội chủ nhà |
Không khí trong nhà thi đấu chợt trầm lắng xuống khi robot leo địa hình điều khiển bằng sóng 3G của nhóm sinh viên ngành Cơ - Điện tử, ĐH Bách khoa Đà Nẵng không thể leo lên được bậc thềm sân khấu vì sóng mạng 3G bên trong nhà thi đấu khá yếu và có khá nhiều sóng khác gây nhiễu. Đây là một phiên bản robot mới so với robot của đội BKZ từng đạt giải Robot mìn năm 2009 và nó có gắn thêm cánh tay, camera quan sát, bộ kit điều khiển bằng sóng 3G,… với triển vọng thay thế con người tiến đến các địa điểm có bom mìn, gắp về cho con người xử lý hoặc có thể đặt kíp nổ để phá.
Và rồi các cổ động viên lại náo nhiệt khi BK-WIKING xuất hiện trên sân thi đấu, thi đấu trận đầu tiên với đội TDKL của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Với thiết kế có 8 bánh xe độc lập giúp cho robot di chuyển được mọi hướng mà không phải quay đầu như các đội khác, truyền động bằng khí nén khá linh hoạt, cùng phong độ thi đấu tự tin, ổn định, ở giây thứ 134 của trận đấu, robot tự động của BK-WIKING đã định vị bằng 4 cảm biến hồng ngoại và thả ngọn lửa đèn chính xác lên đỉnh đèn trong Krathong, giành chiến thắng Loy-Krathong. Cung Thể thao Tiên Sơn như nổ tung với tiếng reo hò của cổ động viên chủ nhà.
Ở trận thi đấu thứ hai, gặp đội CĐT-HY của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, đối thủ rất mạnh của khu vực phía Bắc, BK-WIKING vẫn thi đấu ổn định, các robot điều khiển bằng tay và robot tự động vẫn chăm chỉ lắp ghép đài hoa, giá đèn… để ghi thêm điểm. Một robot tự động bình thản gắp ngọn lửa đèn và vượt dốc, tiến đến Krathong đang nổi trên mặt sông, định vị bằng 4 cảm biến hồng ngoại, thả ngọn lửa đèn chính xác vào đỉnh đèn. Thêm một chiến thắng Loy-Krathong cho BK-WIKING ở giây thứ 140 của trận đấu.
Với 2 chiến thắng Loy-Krathong, chắc suất vào vòng 1/16, ở trận thi đấu cuối cùng gặp đội TL53 của Học viện Phòng không Không quân, một đội không quá mạnh, BK-WIKING tiếp tục thi đấu bình thản, chăm chỉ ghi nhiều điểm và thử nghiệm “vũ khí” mới là cảm biến siêu âm để định vị đỉnh đèn. Song 3 phút của trận thi đấu kết thúc, robot tự động không kịp thắp sáng ngọn lửa đèn, một chút tiếc nuối khi không giành được chiến thắng tuyệt đối Loy-Krathong thứ 3, nhưng BK-WIKING vẫn chiến thắng với số điểm chênh lệch: 212-90.
Robot tự động bình thản gắp ngọn lửa đèn |
Vỡ oà trong chiến thắng Loy-Krathon |
Kết thúc vòng đấu bảng, 16 đội robot xuất sắc của 8 bảng lọt vào vòng 1/16, thi đấu vào tối nay 14-5, gồm: LH-B7, LH-CACTUS 1, LH-AIO, LH –CACTUS 2, LH-WAVE (5 đội cùng Trường ĐH Lạc Hồng), CN-KTĐT 01, ALLIGATOR, VJC 2, CĐT1-K4, TDKL (4 đội cùng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), SQ-WPRO, SQ-PLV (2 đội cùng Trường Sỹ quan Chỉ huy kỹ thuật thông tin), BKIT-FIBER, BKIT-MEGA (2 đội cùng Trường ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh), SPK-VENUS (Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh) và BK-WIKING (Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng).
Ở vòng thi đấu loại trực tiếp 1/16 diễn ra vào tối nay 14-5, các cổ động viên chủ nhà sẽ tiếp tục ăn mừng chiến thắng khi đội BK-WIKING chỉ gặp lại đội SQ-PLV, đối thủ từng 2 lần thất bại khi đối đầu với BK-WIKING ở vòng 2 và vòng 3 của Cuộc thi Vòng loại Robocon khu vực miền Trung-Tây Nguyên diễn ra vào đầu tháng 4 vừa qua, với cùng tỷ số: 162-120.
Hoàng Hiệp