(ĐNĐT) - Cô học trò ở Đà Nẵng đam mê môn Sử đã đậu thủ khoa Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Chỗ học của cô thủ khoa Tôn Nữ Thùy Linh là căn phòng ngủ của các chị em trong gia đình |
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, Tôn Nữ Thùy Linh, học sinh lớp 12C2, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), xuất sắc đỗ thủ khoa vào Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, với tổng điểm thi 22,5 điểm. Trong đó, môn Sử 9,5 điểm, môn Địa 7,5 điểm và Văn 5,5 điểm. Thùy Linh cũng là thí sinh đầu tiên của Đà Nẵng có điểm thi môn Sử cao nhất trong kỳ thi này.
Từ niềm đam mê Lịch sử
Những ngày qua, nghe tin cô học trò nghèo Tôn Nữ Thùy Linh đỗ thủ khoa vào Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, không khí ngôi nhà của em nhộn nhịp hẳn lên so với ngày thường, bởi bà con, người dân ở tổ 26, phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn) không ngớt đến chúc mừng. Không giấu được sự xúc động trên gương mặt, bà Huỳnh Thị Xuyến, mẹ Thùy Linh, nói: “Hôm đi thi, gia đình tôi cứ mong cháu đỗ ĐH là quý lắm rồi, không ngờ cháu đỗ thủ khoa”.
Từ lúc nhỏ, Thùy Linh đã yêu thích môn Sử. Ngoài những giờ học trên lớp, em hay tìm kiếm sách, tranh ảnh về lịch sử để đọc. Những năm học cấp 2 ở Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Ngũ Hành Sơn), năng khiếu học môn Sử của Thùy Linh bộc lộ rõ, thể hiện qua các điểm kiểm tra 9, 10 trên lớp. Trong năm học 2007-2008, thầy cô giáo Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn em vào đội tuyển thi học sinh giỏi lớp 9 môn Sử cấp thành phố và kết quả thi em đoạt giải Nhì.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2008-2009, Thùy Linh đã trúng truyển vào lớp chuyên Sử của trường. Nhờ có khả năng tư duy tốt, cùng với thành tích học tập môn Sử vượt trội, năm lớp 11, Thùy Linh được nhà trường chọn dự thi vượt cấp tại kỳ thi học sinh giỏi môn Sử cấp quốc gia lớp 12. Nhưng không may cho em, trong quá trình ôn tập, Thùy Linh hay bị đau ốm nên kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử của em không được tốt.
Thầy Đặng Công Thành, giáo viên dạy Sử lớp 12C2 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, đánh giá: “Trong 3 năm học tập ở trường, Thùy Linh luôn tỏ ra là một học sinh chuyên cần, ham tìm tòi, học hỏi kiến thức ở sách vở, thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, khả năng tư duy, vận dụng kiến thức của em trong các bài tập môn Sử rất tốt. Bài kiểm tra nào trên lớp em cũng đạt điểm 9, 10”.
Về bí quyết học tập của mình, cô thủ khoa đạt 9,5 điểm môn Sử Tôn Nữ Thùy Linh chia sẻ: Nhiều bạn quan niệm sai lầm rằng, môn Sử chỉ cần học thuộc lòng là có thể làm bài tốt. Còn theo em, để học tốt môn Sử, trước hết cần có niềm đam mê, yêu thích. Trong quá trình học, phải nắm kiến thức cơ bản, ghi lại những sự kiện, mốc thời gian một cách khoa học, chứ không học nhồi nhét. Trong quá trình làm bài, phải biết tư duy vận dụng kiến thức một cách logic. Một điều quan trọng nữa là ngoài những kiến thức được học ở nhà trường, em thường tìm sách báo, tranh ảnh liên quan đến lịch sử để xem nhằm bổ sung kiến thức trong quá trình học, đồng thời khắc sâu vào trí nhớ".
"Không biết kiếm tiền đâu cho con đi học"
So với bạn bè cùng trang lứa, hoàn cảnh của Tôn Nữ Thùy Linh còn nhiều khó khăn, chật vật đủ thứ. Sinh ra trong gia đình có bảy anh chị em, Tôn Nữ Thùy Linh là con gái út. Bố em, ông Tôn Thất Liệu năm nay đã 70 tuổi, bị cụt một chân phải trong chiến tranh, không còn khả năng lao động. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều do người mẹ là bà Huỳnh Thị Xuyến (62 tuổi) gồng gánh. Đến nay, bảy anh chị em thì có bốn người đã lập gia đình ở riêng, nhưng hoàn cảnh ai nấy cũng còn khó khăn nên không giúp được gì.
Từ niềm đam mê Lịch sử
Những ngày qua, nghe tin cô học trò nghèo Tôn Nữ Thùy Linh đỗ thủ khoa vào Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, không khí ngôi nhà của em nhộn nhịp hẳn lên so với ngày thường, bởi bà con, người dân ở tổ 26, phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn) không ngớt đến chúc mừng. Không giấu được sự xúc động trên gương mặt, bà Huỳnh Thị Xuyến, mẹ Thùy Linh, nói: “Hôm đi thi, gia đình tôi cứ mong cháu đỗ ĐH là quý lắm rồi, không ngờ cháu đỗ thủ khoa”.
Từ lúc nhỏ, Thùy Linh đã yêu thích môn Sử. Ngoài những giờ học trên lớp, em hay tìm kiếm sách, tranh ảnh về lịch sử để đọc. Những năm học cấp 2 ở Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Ngũ Hành Sơn), năng khiếu học môn Sử của Thùy Linh bộc lộ rõ, thể hiện qua các điểm kiểm tra 9, 10 trên lớp. Trong năm học 2007-2008, thầy cô giáo Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn em vào đội tuyển thi học sinh giỏi lớp 9 môn Sử cấp thành phố và kết quả thi em đoạt giải Nhì.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2008-2009, Thùy Linh đã trúng truyển vào lớp chuyên Sử của trường. Nhờ có khả năng tư duy tốt, cùng với thành tích học tập môn Sử vượt trội, năm lớp 11, Thùy Linh được nhà trường chọn dự thi vượt cấp tại kỳ thi học sinh giỏi môn Sử cấp quốc gia lớp 12. Nhưng không may cho em, trong quá trình ôn tập, Thùy Linh hay bị đau ốm nên kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử của em không được tốt.
Thầy Đặng Công Thành, giáo viên dạy Sử lớp 12C2 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, đánh giá: “Trong 3 năm học tập ở trường, Thùy Linh luôn tỏ ra là một học sinh chuyên cần, ham tìm tòi, học hỏi kiến thức ở sách vở, thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, khả năng tư duy, vận dụng kiến thức của em trong các bài tập môn Sử rất tốt. Bài kiểm tra nào trên lớp em cũng đạt điểm 9, 10”.
Về bí quyết học tập của mình, cô thủ khoa đạt 9,5 điểm môn Sử Tôn Nữ Thùy Linh chia sẻ: Nhiều bạn quan niệm sai lầm rằng, môn Sử chỉ cần học thuộc lòng là có thể làm bài tốt. Còn theo em, để học tốt môn Sử, trước hết cần có niềm đam mê, yêu thích. Trong quá trình học, phải nắm kiến thức cơ bản, ghi lại những sự kiện, mốc thời gian một cách khoa học, chứ không học nhồi nhét. Trong quá trình làm bài, phải biết tư duy vận dụng kiến thức một cách logic. Một điều quan trọng nữa là ngoài những kiến thức được học ở nhà trường, em thường tìm sách báo, tranh ảnh liên quan đến lịch sử để xem nhằm bổ sung kiến thức trong quá trình học, đồng thời khắc sâu vào trí nhớ".
"Không biết kiếm tiền đâu cho con đi học"
So với bạn bè cùng trang lứa, hoàn cảnh của Tôn Nữ Thùy Linh còn nhiều khó khăn, chật vật đủ thứ. Sinh ra trong gia đình có bảy anh chị em, Tôn Nữ Thùy Linh là con gái út. Bố em, ông Tôn Thất Liệu năm nay đã 70 tuổi, bị cụt một chân phải trong chiến tranh, không còn khả năng lao động. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều do người mẹ là bà Huỳnh Thị Xuyến (62 tuổi) gồng gánh. Đến nay, bảy anh chị em thì có bốn người đã lập gia đình ở riêng, nhưng hoàn cảnh ai nấy cũng còn khó khăn nên không giúp được gì.
Ba, mẹ Thùy Linh bật khóc vì không biết kiếm đâu ra tiền để lo cho con ngày nhập học |
Ngày ngày, một thân bà Huỳnh Thị Xuyến tảo tần làm lụng bốn sào ruộng để lo cho chồng và ba anh em Thùy Linh, trong đó, người anh bị bệnh tâm thần. Gia đình nghèo, suốt gần ba năm học ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Thùy Linh đạp xe cọc cạch vượt quãng đường hơn 15km đến trường. Tranh thủ những lúc rãnh rỗi, em phụ mẹ làm công việc đồng áng như gặt lúa, trồng sắn…kiếm thêm thu nhập. Hoàn cảnh gia đình mình khó khăn, nên trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 vừa qua, Tôn Nữ Thùy Linh chỉ dám đăng ký dự thi vào một trường duy nhất là Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh để đỡ tốn kém cho bố mẹ.
Khi nghe chúng tôi hỏi về những tháng ngày sắp đến Thùy Linh nhập học ở Học viên Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, gia đình sẽ lo toan ra sao, bà Huỳnh Thị Xuyến bỗng bưng mặt khóc tức tưởi: “Mấy hôm nay, vợ chồng tôi không chợp mắt được, vì không biết mai này kiếm tiền đâu cho nó đi học. Hồi mới nghe tin con bé đỗ thủ khoa ĐH, cả nhà ai nấy cũng vui mừng, nhưng cũng lo lắng ngập lòng, sợ không lo chu tất cho con được”, dứt lời, bà lấy ve áo quệt nước mắt.
Nghe vậy, Thùy Linh đến ôm mẹ động viên: Sắp đến con đi học, mẹ chạy mượn tạm ở đâu đó cho con một ít tiền để trang trải trong những ngày đầu. Riêng tiền học phí, con sẽ vay vốn tín dụng dành cho sinh viên đóng cho nhà trường. Còn trong quá trình học tại trường, con sẽ thanh thủ thời gian đi làm thêm, để tự trang trải cho cuộc sống của mình.
Khi nghe chúng tôi hỏi về những tháng ngày sắp đến Thùy Linh nhập học ở Học viên Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, gia đình sẽ lo toan ra sao, bà Huỳnh Thị Xuyến bỗng bưng mặt khóc tức tưởi: “Mấy hôm nay, vợ chồng tôi không chợp mắt được, vì không biết mai này kiếm tiền đâu cho nó đi học. Hồi mới nghe tin con bé đỗ thủ khoa ĐH, cả nhà ai nấy cũng vui mừng, nhưng cũng lo lắng ngập lòng, sợ không lo chu tất cho con được”, dứt lời, bà lấy ve áo quệt nước mắt.
Nghe vậy, Thùy Linh đến ôm mẹ động viên: Sắp đến con đi học, mẹ chạy mượn tạm ở đâu đó cho con một ít tiền để trang trải trong những ngày đầu. Riêng tiền học phí, con sẽ vay vốn tín dụng dành cho sinh viên đóng cho nhà trường. Còn trong quá trình học tại trường, con sẽ thanh thủ thời gian đi làm thêm, để tự trang trải cho cuộc sống của mình.
Ngọc Đoan