Bộ Giáo dục lý giải vì sao thí sinh đạt điểm cao vẫn trượt nguyện vọng 1

.

Trước sự việc nhiều thí sinh điểm cao, thậm chí đạt 29,25 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 gây lo ngại cho nhiều thí sinh dự thi năm sau, đại diện Bộ GD&ĐT đã lý giải về những trường hợp này.

Ví dụ điển hình nhất là vừa qua, dư luận rất tiếc cho thí sinh ở Thạch Thất - Hà Nội có tổng điểm là 29,15 (làm tròn thành 29,25), em chỉ thiếu 0,05 điểm và không đáp ứng được tiêu chí phụ của ĐH Y Hà Nội nên đã trượt ngành Y Đa khoa - ĐH Y Hà Nội.

Thí sinh này buồn bã tâm sự, em đạt 29,15 điểm, học thật, không có điểm ưu tiên (vì ở khu vực 3) cuối cùng lại trượt. Còn những bạn đạt 25,75 điểm; thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm lại đỗ.

Trước vấn đề trên, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT.

Ví dụ điển hình nhất là vừa qua, dư luận rất tiếc cho thí sinh ở Thạch Thất - Hà Nội có tổng điểm là 29,15 (làm tròn thành 29,25), em chỉ thiếu 0,05 điểm và không đáp ứng được tiêu chí phụ của ĐH Y Hà Nội nên đã trượt ngành Y Đa khoa - ĐH Y Hà Nội.  Thí sinh này buồn bã tâm sự, em đạt 29,15 điểm, học thật, không có điểm ưu tiên (vì ở khu vực 3) cuối cùng lại trượt. Còn những bạn đạt 25,75 điểm; thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm lại đỗ.  Trước vấn đề trên, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT.
Ví dụ điển hình nhất là vừa qua, dư luận rất tiếc cho thí sinh ở Thạch Thất - Hà Nội có tổng điểm là 29,15 (làm tròn thành 29,25), em chỉ thiếu 0,05 điểm và không đáp ứng được tiêu chí phụ của ĐH Y Hà Nội nên đã trượt ngành Y Đa khoa - ĐH Y Hà Nội. Thí sinh này buồn bã tâm sự, em đạt 29,15 điểm, học thật, không có điểm ưu tiên (vì ở khu vực 3) cuối cùng lại trượt. Còn những bạn đạt 25,75 điểm; thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm lại đỗ. Trước vấn đề trên, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT.

 Đến thời điểm này, hầu hết các trường đại học đã công bố điểm trúng tuyển. Mức điểm trúng tuyển của các trường năm nay tăng cao. Vì sao mức điểm lại tăng cao như vậy thưa bà?

Nhiều thí sinh thẫn thờ vì điểm cao mà trượt vào ngành yêu thích (Ảnh: minh họa)
Nhiều thí sinh thẫn thờ vì điểm cao mà trượt vào ngành yêu thích (Ảnh: minh họa)

Phổ điểm các môn thi đã được phân tích và công bố ngay sau khi có kết quả. Trong đó, điểm trung bình của 9 môn thi và 2 bài thi như sau: Ba môn có điểm trung bình từ trên 4 đến dưới 5 điểm (Sinh, sử, Ngoại ngữ); Năm môn thi/bài thi có điểm trung bình từ trên 5 đến dưới 6 điểm (Toán, Văn, Lý, Hoá, KHTN); Hai môn thi/ bài thi có điểm trung bình từ trên 6 đến dưới 7 điểm (Địa và KHXH).

Như vậy, có thể thấy mức điểm trung bình trên phản ánh đúng chất lượng học tập của thí sinh. Tuy nhiên, đề thi năm nay có tính phân loại cao nên bên cạnh các mức điểm thấp, điểm trung bình thì có nhiều thí sinh đạt điểm cao hơn các năm trước. Các trường có điểm trúng tuyển cao hơn các năm trước chủ yếu là các trường “top trên” tuyển các thí sinh này. Còn các trường “top sau” thì điểm trúng tuyển cũng không cao hơn nhiều, nhiều trường/ngành vẫn lấy điểm sàn.

Bên cạnh đó, các trường khối Công an, Quân đội thu hút nhiều thí sinh điểm cao trong các năm trước (cả trình độ ĐH và CĐ) thì năm nay giảm rất nhiều chỉ tiêu nên điểm trúng tuyển của hầu hết các trường thuộc khối này đều tăng cao hơn năm trước.

Cụ thể: Năm nay, các trường Công an, Quân đội giảm toàn bộ chỉ tiêu trình độ cao đẳng; đối với trình độ đại học thì giảm hơn 54% chỉ tiêu ở khối Công an và giảm hơn 32% chỉ tiêu ở khối quân đội. Như vậy, các thí sinh điểm cao các năm trước vào các trường này thì nay lại dồn vào một số trường “top đầu” khác.

Ngoài ra, khá nhiều trường/ngành có phân biệt điểm môn chính nhân hệ số, xét tuyển theo thang điểm 40 nên nhìn vào hình thức, tạo ra cảm giác điểm trúng tuyển rất cao nhưng đó không phải là điểm thực của tổ hợp ba môn thi; do có một môn được tính điểm hai lần trong điểm tổ hợp xét tuyển…

Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng của kỳ thi là nghiêm túc, công bằng, khách quan, minh bạch, phản ánh đúng chất lượng, đúng tương quan học tập của các em và có tính phân loại cao để xét tuyển sinh CĐ, ĐH. Kỳ thi năm nay đã đạt được các yêu cầu trên. Bộ GDĐT đã công bố phổ điểm ngay sau khi chấm xong để các thí sinh biết được tương quan điểm của mình với những người cùng thi… nên thí sinh có đầy đủ thông tin để thực hiện đăng ký xét tuyển

Nhiều thí sinh điểm cao đã rất buồn vì trượt vào ngành/trường yêu thích, điển hình như thí sinh ở Thạch thất - Hà Nội đạt 29,25 điểm vẫn trượt ngành Y đa khoa - ĐH Y Hà Nội. Thí sinh này cho rằng, chính điểm ưu tiên khu vực đã đánh mất cơ hội của em vì nhiều thí sinh điểm thi thấp hơn nhưng được cộng điểm ưu tiên khu vực đã đỗ. Bà nghĩ sao?

Trên các trang tư vấn tuyển sinh của Bộ GDĐT, các sở GDĐT, các trường CĐ, ĐH và trên các phương tiện thông tin đại chúng đều khuyên các em nên chọn trường/ ngành mà mình yêu thích nhưng cần chọn một số trường thường có mức điểm phù hợp với mức điểm thí sinh đã đạt được; có trường cao để phấn đấu, có trường vừa sức để nâng cao khả năng trúng tuyển, có trường thấp hơn để phòng rủi ro… Ví dụ, nếu thích y đa khoa, các em có thể đăng ký vào ĐH Y Hà Nội nhưng vẫn nên tìm hiểu và chọn vào các trường Y Thái Bình, Y Hải Phòng, Y Thái nguyên, Y tế công cộng, Đại học Điều dưỡng… để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phù hợp.

Tất cả các trường này đều lấy thấp hơn mức 29,25 nên chắc chắn sẽ đỗ vào ngành yêu thích. Nếu chọn ĐH Y Hà Nội là nguyện vọng duy nhất hay cuối cùng (sau các trường công an, quân đội) thì tỷ lệ rủi ro sẽ phải được biết trước là rất cao.

Quy chế đã cho các em ĐKXT lần thứ nhất để chọn theo nguyện vọng, sở trường và có đủ thời gian để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra. Sau khi biết điểm, các điểm tiếp nhận của 63 tỉnh thành lại tiếp tục phục vụ các thí sinh thay đổi nguyện vọng cho phù hợp với điểm thi.

Khi thay đổi nguyện vọng, các em đã có đủ thông tin về điểm thi, phổ điểm (biết tương quan điểm với những người cùng thi), mức điểm trúng tuyển những năm trước của trường dự kiến đăng ký trong đề án tuyển sinh của trường (biết tương quan điểm giữa các trường cùng ngành đào tạo)… Như vậy, ở thời điểm đã đủ thông tin và đã cân nhắc kỹ, các thí sinh lại được thay đổi nguyện vọng và 46,84% số thí sinh ĐKXT ban đầu đã sử dụng quyền này.

Khi còn có sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa các thành phố, vùng nông thôn và đặc biệt là miền núi… thì chính sách ưu tiên còn cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, tính phân hóa của đề thi không cao chứng tỏ có sự vội vàng trong khâu làm đề và áp dụng hình thức thi trắc nghiệm, ý kiến của bà thế nào?

Hình thức thi trắc nghiệm đã được áp dụng đối với các môn lý, hoá, sinh, ngoại ngữ trong nhiều năm qua. Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm đã được thí điểm ở ĐHQG HN từ 3 năm trước khi nhân rộng ra trong phạm vi cả nước. Ngân hàng đề thi đã được xây dựng, tích luỹ trong suốt thời gian thực hiện ở ĐHQG HN và được các giáo viên có kinh nghiệm ở nhiều trường trong cả nước tiếp tục xây dựng trong suốt năm học 2016-2017. Trước khi thí sinh dự thi chính thức Bộ đã 3 lần công bố đề thi tham khảo để thí sinh biết định dạng đề thi mà chuẩn bị ôn tập có hiệu quả.

Còn tính phân hoá của đề thi thì ngoài những yếu tố kỹ thuật như phân loại câu hỏi thi, ma trận đề thi… đến thời điểm này, đã có thể nhìn vào phổ điểm của bài thi/môn thi/ tổ hợp để đánh giá tính phân hoá của đề thi. Biểu đồ phân tích phổ điểm của hầu hết các môn thi đều mang hình chuông truyền thống, có độ thoải để phản ánh mức độ phân hoá của đề thi.

Chính điểm chuẩn quá cao làm cho việc tuyển sinh các trường đại học gặp khó khăn, phải dùng thêm nhiều tiêu chí phụ, khó đảm bảo công bằng cho thí sinh?

Thời điểm này đã có kết quả xét tuyển đợt 1. Hầu hết các trường và thí sinh đều hài lòng về kết quả xét tuyển. Với phổ điểm đều, cơ sở dữ liệu tương đối đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin triệt để, quy trình xét tuyển hợp lý… nên kết quả trúng tuyển của thí sinh và tỷ lệ tuyển được của các trường đạt ở mức cao nhất trong những năm gần đây. Điểm số ở một số trường “top trên” khá cao do các nguyên nhân nói trên nhưng cũng là sự khẳng định uy tín của các trường trong cả hệ thống.

Có thể nói ngoài việc một số ít trường nhỏ còn gặp khó khăn ban đầu vì phải làm quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh thì tất cả các trường đã có điều kiện rất thuận lợi trong tuyển sinh 2017.

Còn việc dùng tiêu chí phụ (VD: điểm môn chính cao hơn, nguyện vọng cao hơn…) chỉ là vấn đề kỹ thuật. Thực ra, ngoài điểm thi, tuyển sinh còn có thể hoặc nên căn cứ vào nhiều yếu tố khác (quá trình học; lĩnh vực năng lực sở trường, tư duy lập luận, phản biện; khả năng phản ứng…) thì mới đảm bảo công bằng trong đánh giá năng lực theo yêu cầu của ngành đào tạo.

Vì vậy, trong những trường hợp bằng điểm, các tiêu chí khác được sử dụng cũng là để đảm bảo công bằng, phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo (VD điểm môn toán/lý cao hơn trong một số ngành tự nhiên, kỹ thuật; nguyện vọng cao hơn để duy trì sở trường, hứng thú và gắn bó nghề nghiệp; điều đặc biệt cần thiết ở những ngành không "hot" như những ngành thuộc khối nông, lâm, ngư…)

Điểm thi năm nay cao sẽ gây áp lực lớn cho thí sinh các năm sau. Bà có chia sẻ gì với thí sinh?

Điều quan trọng nhất về điểm thi của mỗi kỳ thi là phản ánh sự công bằng, khách quan, minh bạch, phản ánh đúng chất lượng, đúng tương quan học tập của các thí sinh cùng thi và có tính phân loại cao để xét tuyển sinh CĐ, ĐH.

Điểm trúng tuyển còn phản ánh tương quan của các trường cùng tuyển sinh để các thí sinh tham khảo, lựa chọn.

Mục tiêu phấn đấu của các học sinh là năng lực ngày càng tốt hơn của chính mình, là tương quan ngày càng tốt hơn giữa những người cùng học, cùng thi… không phải là điểm thi của năm trước nên không thể coi điểm thi năm nay tạo ra áp lực cho năm sau./.

Xin trân trọng cám ơn bà!

;
.
.
.
.
.