Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

.

* Giảm ít nhất 50% các cuộc thi cho giáo viên và học sinh

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; điều tiết số lượng giáo viên nhằm tránh tình trạng thừa-thiếu cục bộ; khuyến khích dạy song ngữ; giảm tải hội họp, hồ sơ sổ sách và giảm ít nhất 50% các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh, đồng thời không sử dụng kết quả các cuộc thi để cộng điểm thi tuyển sinh… là một số điểm nổi bật ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng sẽ thực hiện trong năm học 2017-2018.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; điều tiết số lượng giáo viên nhằm tránh tình trạng thừa-thiếu cục bộ; khuyến khích dạy song ngữ; giảm tải hội họp, hồ sơ sổ sách và giảm ít nhất 50% các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh, đồng thời không sử dụng kết quả các cuộc thi để cộng điểm thi tuyển sinh… là một số điểm nổi bật ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng sẽ thực hiện trong năm học 2017-2018.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT thành phố (ảnh) cho rằng, mọi nỗ lực của ngành đều hướng đến mục tiêu chung là giúp học sinh có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

* Thưa ông, trong năm học 2017-2018, ngành sẽ làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục?

- Năm học mới này, trọng tâm của ngành GD-ĐT vẫn là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh rà soát đội ngũ theo các chuẩn, quy chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch và triển khai công tác bồi dưỡng và đào tạo hợp lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Năm học 2017-2018, ngành Giáo dục-Đào tạo thành phố xác định đổi mới theo mục tiêu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của học sinh”. Trong ảnh: Giờ chơi của học sinh Trường tiểu học Trần Thị Lý, quận Hải Châu. Ảnh: P.TRÀ
Năm học 2017-2018, ngành Giáo dục-Đào tạo thành phố xác định đổi mới theo mục tiêu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của học sinh”. Trong ảnh: Giờ chơi của học sinh Trường tiểu học Trần Thị Lý, quận Hải Châu. Ảnh: P.TRÀ

Điểm mới là bên cạnh bồi dưỡng các chuyên đề theo quy định của Bộ GD-ĐT, chúng tôi chủ động xây dựng những chuyên đề có tính chất nâng cao, đưa về các đơn vị trường học chọn lựa và mời chuyên gia đầu ngành về trao đổi, giảng dạy, kinh phí chi trả từ nguồn đóng góp của giáo viên. Ngành cũng đã có kế hoạch tuyển dụng giáo viên các cấp và đưa về cơ sở trong thời gian cuối tháng 8 này, tiếp tục điều tiết giáo viên để tránh thừa-thiếu cục bộ và bảo đảm đủ số lượng giáo viên trước thềm năm học mới.

* Có ý kiến cho rằng, việc dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn thành phố vẫn chưa đạt yêu cầu, nhìn nhận của ông về vấn đề này như thế nào?

- Đó là ý kiến đúng. Thực tế hiện nay, công tác dạy và học ngoại ngữ đã được chú trọng nhiều, tuy nhiên vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020; đồng thời đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu; bồi dưỡng giáo viên bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, tránh xảy ra tình trạng “chạy” chứng chỉ gây bức xúc trong xã hội.

Tiếp tục đa dạng hóa việc dạy ngoại ngữ trong nhà trường và xã hội (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức…). Trong năm học này, chúng tôi phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng), Công ty Atlantic, Victoria, Đại Trường Phát, Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản, Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản, Hàn Quốc… tổ chức các hội thảo, tập huấn cho giáo viên phương pháp dạy học, sinh hoạt câu lạc bộ; trao đổi kinh nghiệm, triển khai chương trình giao lưu trong giáo viên và học sinh, tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho học sinh. Chúng tôi cũng khuyến khích việc dạy song ngữ trong trường chuyên và các trường phổ thông, trước hết ở những nơi phụ huynh và học sinh có nhu cầu.

* Được biết, thời gian đến, ngành giáo dục sẽ đẩy mạnh tự chủ ở các trường. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Việc giao quyền, tăng quyền tự chủ cho các đơn vị trường học là một xu thế. Theo lộ trình, việc này sẽ triển khai thí điểm, nhân rộng dần. Việc tự chủ trước mắt mới ở phương diện tài chính, theo lộ trình từ 10%,  20% đến 40% trong 3 năm, sau đó sẽ đánh giá và xem xét tổng thể. Năm học 2017-2018, chúng tôi bắt đầu tổ chức thí điểm ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố. Năm học 2018-2019, các quận, huyện sẽ chọn thí điểm ở bậc tiểu học, THCS. Sở GD-ĐT sẽ thí điểm ở bậc THPT.

Việc tự chủ còn thực hiện theo quy định về giá đối với các hoạt động giáo dục đã được UBND thành phố phê duyệt nhưng không nằm trong khung phí và lệ phí do HĐND thành phố quy định. Chẳng hạn, các đơn vị phải tính toán kỹ chi phí đầu vào, chi phí đầu ra để xây dựng khung giá phù hợp cho các hoạt động giữ trẻ ngoài giờ, vệ sinh trường lớp, dạy kỹ năng, ngoại ngữ...

* Việc dạy và học trong năm học này có những điểm gì đổi mới?

- Năm học 2017-2018, chúng tôi tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh; thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giảm các nội dung bất hợp lý hoặc không cần thiết gắn với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi… tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới; đồng thời chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, ý thức trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng của học sinh.

Trong năm học 2017-2018, ngành GD-ĐT Đà Nẵng phấn đấu thực hiện mục tiêu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của học sinh”.
Trong năm học 2017-2018, ngành GD-ĐT Đà Nẵng phấn đấu thực hiện mục tiêu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của học sinh”.

Toàn ngành thực hiện giảm ít nhất 50% các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh, thông báo với phụ huynh và học sinh cụ thể việc không sử dụng kết quả các cuộc thi để cộng điểm thi tuyển sinh; đồng thời tổ chức luân phiên các môn thi của Hội khỏe Phù Đổng ở các cấp/mỗi năm học. Phải làm sao để với các em “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, các em có nhiều hứng thú và cảm thấy nhẹ nhàng với việc học.

 

Phải làm sao để với các em “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, các em có nhiều hứng thú và cảm thấy nhẹ nhàng với việc học.

Năm nay, ngành giáo dục cũng tiếp tục triển khai dạy học thể dục theo chuyên đề tự chọn. Những môn ở bậc trung học không nằm trong tổ hợp thi, các môn thi bắt buộc do Bộ GD-ĐT quy định như: tin học, ngoại ngữ 2, công nghệ… thì giáo viên tổ chức dạy để học sinh hiểu bài tại lớp, thực hành và kiểm tra tại lớp, không ra bài tập về nhà để giảm tải cho học sinh.

Chúng tôi cũng sẽ chỉ đạo giảm tải hội họp, hồ sơ sổ sách. Những cuộc họp không cần thiết thì trao đổi qua Internet, tin nhắn. Tích hợp, lồng ghép một số cuộc họp với nhau để đỡ tốn thời gian, công sức đi lại của giáo viên. Người chủ trì phải có sự chuẩn bị chu đáo để cuộc họp diễn ra hiệu quả nhất. Xem xét loại bỏ các loại hồ sơ không cần thiết, gây phiền hà cho giáo viên, học sinh.

Bên cạnh đó, ngành sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, tiếp tục thực hiện tuyển sinh trực tuyến toàn thành phố; đẩy mạnh thực hiện thư viện điện tử ở tất cả các bậc học, qua đó giáo viên và học sinh có thể nắm bắt nguồn sách của thư viện mình, mượn sách của các thư viện khác và đọc sách trực tuyến, tham khảo các bài giảng E-learning.

* Xin cảm ơn ông.

PHƯƠNG TRÀ thực hiện

 

;
.
.
.
.
.