.

“Lời thề Hyppocrate” do ai viết? Nội dung như thế nào?

.

* Xin cho biết “Lời thề Hyppocrate” do ai viết? Nội dung như thế nào? (Trần Huy Quang, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

- Hyppocrate là phiên âm của từ Hippocrate (460 - khoảng 377 TrCN) - một đại danh y thời cổ, sinh ở đảo Cos vùng biển Kgée, Hy Lạp, được suy tôn là Tổ sư của y học. Ông đã từng đi một số nơi nghiên cứu, học tập và quay lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết sách. Trường phái y học do ông sáng lập được gọi là "Trường phái Cos".

Chân dung Hyppocrate.

Ngay từ thời ấy, Hyppocrate đã đưa ra nhiều quan điểm mới và tiến bộ. Ông đã tách rời tôn giáo với y học, xây đựng y học trên cơ sở vật chất, dựa vào quan sát lâm sàng cụ thể và căn cứ vào các dấu hiệu triệu chứng của bệnh để chữa trị. Ông nhấn mạnh rằng bệnh tật là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, không phải do ma lực huyền bí gì gây nên như các thầy phù thủy, lang băm tuyên truyền. Nêu cao nguyên tắc "không chỉ điều trị căn bệnh mà còn phải điều trị người bệnh", ông đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học - kỷ nguyên các thầy thuốc lâm sàng, quan sát theo dõi bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên.

“Lời thề Hyppocrate” được nhiều người cho là do Hyppocrate soạn thảo. Theo truyền thống, các thầy thuốc ngày nay vẫn dùng lời thề ấy để tuyên thệ khi tốt nghiệp. Lời thề đó đại ý như sau:
Tôi xin thề trước Apollon - Thần chữa bệnh, trước Esculape - Thần y học, trước Thần Hygie và Panacée và trước sự chứng giám của tất cả các nam, nữ Thiên thần là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

1- Tôi sẽ coi thầy học của tôi ngang hàng với cha mẹ, sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, coi con thầy như em ruột mình, hết sức truyền nghề cho họ, không giấu nghề, không lấy tiền công như cho con tôi và các môn đệ. (…)

2- Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh... sẽ tránh mọi điều xấu và bất công…

Sau 2.500 năm, “Lời thề Hyppocrate” vẫn giữ nguyên giá trị. (Ảnh: V.T.LÊ)

3- Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.

4- Tôi sẽ suốt đời hành nghề trong vô tư và thân thiết.

5- Tôi sẽ không làm phẫu thuật có thể gây biến chứng vô sinh, mà để những công việc đó cho người chuyên khoa.

6- Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

7- Dù có nhìn hoặc nghe thấy gì trong và cả ngoài lúc hành nghề, tôi sẽ giữ im lặng trước những điều không cần để lộ ra, coi sự giữ kín đó như một nghĩa vụ...

Đà Nẵng cuối tuần

;
.
.
.
.
.