Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng còn gặp không ít khó khăn, bất cập trên một số lĩnh vực thuộc ngành văn hóa. Trong đó, vấn đề quy hoạch, đầu tư xây dựng những công trình văn hóa trọng điểm vẫn còn đôi điều suy nghĩ.
Những công trình văn hóa trọng điểm đã được đầu tư xây dựng
Nhà hát Trưng Vương được xây dựng lại năm 2007. Ảnh: VĂN PHƯƠNG |
Ngoài ra, một số công trình đang được thi công như Nhà biểu diễn đa năng, Bảo tàng Lịch sử thành phố, Nhà Văn hóa Lao động thành phố, công viên Khuê Trung, công viên Đông Nam tượng đài, và một số công trình đang chuẩn bị khởi công như Trung tâm VH-TT thành phố…Thành phố cũng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng các thiết chế văn hóa cấp quận, huyện. Công trình Trung tâm VH-TT huyện Hòa Vang đã đưa vào sử dụng đầu năm 2003 với tổng kinh phí đầu tư 2,5 tỷ đồng.
Các Trung tâm VH-TT quận, huyện khác cũng đã hoàn thành khâu quy hoạch, chọn địa điểm, giải tỏa, đền bù, san ủi mặt bằng và triển khai được một số hạng mục cơ bản. Thành phố cũng đầu tư kinh phí xây dựng các khu văn hóa-thể thao và các khu vui chơi giải trí để phục vụ nhân dân, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 38 khu vui chơi với tổng kinh phí đầu tư gần 5 tỷ đồng.
Để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn, từ năm 2001 đến nay, thành phố đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc trùng tu khu di tích Nghĩa trủng Khuê Trung, danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành Điện Hải và mở rộng Bảo tàng Chăm… Hằng năm, thành phố bố trí kinh phí từ 150 đến 300 triệu đồng cho việc thực hiện công tác điền dã, khảo sát, lập hồ sơ di tích, sưu tầm, phục chế hiện vật; hỗ trợ thực hiện bổ sung, sưu tầm hiện vật bảo tàng tuồng. Nhờ kịp thời khai thác các công trình cải tạo, đầu tư mới đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện nâng dần chất lượng hoạt động văn hóa- thông tin địa phương trong thời gian qua.
Đôi điều suy nghĩ!
Tuy nhiên, sau khi các công trình được đưa vào sử dụng, đã bộc lộ dần những tồn tại, hạn chế trong quá trình khai thác, sử dụng công trình. Điều chúng ta dễ dàng nhận ra là công tác quy hoạch xây dựng còn bất cập. Nếu Công viên nước Đà Nẵng ngày càng bộc lộ rõ hạn chế trong quá trình khai thác thì Trường Văn hóa-Nghệ thuật lại cho thấy những hạn chế trong khâu thiết kế, làm cho ngôi trường này không phát huy hết công năng. Ai cũng biết rằng, trường dạy văn hóa-nghệ thuật thì có những môn học như thanh nhạc, hát, múa, nhạc cụ… thường xuyên gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến những lớp học khác, nhưng trong quá trình thiết kế, xây dựng lại không tính đến chuyện này.
Cũng tại ngôi trường này, mặc dù chỉ mới đưa vào khai thác, sử dụng được vài năm, nhưng đến nay trường đã xuống cấp nghiêm trọng, tường bị rạn, cửa ngõ hoen rỉ do không phù hợp với khí hậu và thời tiết… Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa chưa xứng tầm với những công trình văn hóa tiêu biểu. Để có được Đoàn nghệ thuật mang danh thành phố Đà Nẵng đi biểu diễn các nơi, xem ra vài chục năm nữa mới có để bằng chị bằng anh. Trong nhiều công trình văn hóa
đã được đầu tư xây dựng, đến nay công trình văn hóa nào là tiêu biểu, mang dáng dấp đặc trưng riêng của Đất và Người Đà Nẵng thì vẫn chưa tìm thấy. Phải chăng, trong quá trình quy hoạch, đầu tư xây dựng chúng ta đang thiếu cái nhìn toàn diện về nét văn hóa đặc trưng của Đà Nẵng?!
Bài và ảnh: VĨNH KHANG