Kho tàng di sản văn hóa ở Đà Nẵng khá phong phú, đa dạng với 14 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 26 di tích lịch sử, văn hóa xếp hạng cấp thành phố…
Bên cạnh việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa ... |
Bên cạnh đó, các cơ quan còn nghiên cứu, sưu tầm tư liệu và trưng bày triển lãm nhân kỷ niệm 150 năm Ngày nhân dân Đà Nẵng kháng Pháp và chuẩn bị trưng bày tổng thể Bảo tàng Lịch sử; sưu tầm tài liệu và thực hiện bản thảo cuốn sách “Đà Nẵng - Di tích và danh thắng”. Ngành VH-TT&DL đã đầu tư xây dựng và trưng bày 2 phòng mẫu Đồng Dương và Mỹ Sơn, lập hồ sơ thiết kế nâng cấp, sửa chữa các phòng trưng bày thuộc dự án FSP, lắp đặt camera bảo vệ… tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm; tiếp tục khảo sát, sưu tầm hiện vật văn hóa Chăm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng… Còn rất nhiều di tích đang trong quá trình lập hồ sơ dự án để trùng tu, tôn tạo; tiêu biểu như hồ sơ di tích Nhà Mẹ Nhu.
Đà Nẵng còn là địa phương lưu giữ được nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc. Hằng năm, ngành VH-TT&DL đã kịp thời hướng dẫn cho phòng Văn hóa-Thông tin các quận, huyện tổ chức duy trì và phát huy các lễ hội truyền thống trên địa bàn thành phố như: Lễ hội Cầu ngư, Lễ rước Mục đồng, các lễ hội đình làng Hòa Mỹ, Đà Sơn, Túy Loan… Nhìn chung, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố đã từng bước được nhận diện và phát huy.
thì các lễ hội truyền thống hằng năm cũng đã được duy trì và phát triển. |
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành và cán bộ, nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa...
Hy vọng rằng, với sự quan tâm của lãnh đạo thành phố cùng những nỗ lực của ngành VH-TT&DL, các giá trị di sản văn hóa, lịch sử trên địa bàn thành phố sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát triển trong những năm đến.
Bài và ảnh: NGỌC HÂN