.

Phát hiện hố thiêng trong lòng đền tháp Chăm cổ

.

(ĐNĐT) – Ngày 22-8, trong quá trình khai quật khu vực trung tâm ngôi đền tháp Chăm cổ tại Tổ 3, làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng), đoàn khai quật đã phát hiện ra một hố tháp mới lạ cùng với nhiều hiện vật độc đáo như đá cuội nhẵn, thạch anh, gạch vuông...

Khu vực hố thiêng được khai quật với nhiều kiến trúc độc đáo, mới lạ.
Khu vực hố thiêng được khai quật với nhiều kiến trúc độc đáo, mới lạ.
Ở mỗi cửa như thế này đều có hiện vật gồm hòn đá cuội nhẵn nằm dưới viên gạch vuông, phía trước cửa có đá thạch anh.hiều kiến trúc độc đáo, mới lạ.
Ở mỗi cửa như thế này phía dưới hố thiêng đều có những hiện vật gồm hòn đá cuội nhẵn nằm dưới viên gạch vuông, bao quanh bằng cát mịn,  phía trước cửa có đá thạch anh.

Ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, cho biết khu vực hố thiêng này được tổ chức khai quật từ ngày 8-7. Tuy nhiên, tới nay, khi hình thù của hố thiêng được phát lộ, đoàn bất ngờ khi phát hiện ra cấu trúc hố rất mới lạ cùng những hiện vật trong lòng hố khá độc đáo mà các nhà nghiên cứu chưa lý giải được ý nghĩa của nó.

Hố tháp này có diện tích trong lòng rộng 4,25x4,25m với chiều sâu khoảng 1,8m và nằm ở vị trí trung tâm của khu vực được xem là dấu tích của một khu tháp Chăm đang được các nhà nghiên cứu tiến hành khai quật, tìm hiểu.

Ở mỗi phái của bức tường đều có hai ô cửa. Các ô ở những phái còn lại đều không nằm đối diện nhau.
Ở mỗi phía của bức tường đều có hai ô cửa. Các ô cửa ở những phía còn lại đều không nằm đối diện nhau.

 Trong khu vực hố thiêng có tới 8 chiếc cửa nhỏ nằm ở 4 phía ở sát đáy hố (mỗi phía 2 cửa). Tuy nhiên, mỗi cửa nhỏ này đều không nằm ở vị trí đối diện mà đều nằm lệch hướng nhau.

Điều độc đáo là khi khai quật, đoàn đều phát hiện ra ở chính giữa của mỗi cửa đều có một hòn đá cuội nhẵn nằm dưới một hòn gạch vuông được bao quanh bằng cát nhỏ, mịn. Phía trước cửa này là những hòn đá thạch anh che chắn.

Ông Thắng cho hay, đây là lần đầu tiên đoàn phát hiện ra một hố có cấu trúc độc đáo, mới lạ và nhất là sự độc đáo trong ý nghĩa của cách sắp xếp những hiện vật có trong các cửa ở hố này.

“Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa thể lý giải được vì sao hòn đá nhẵn lại nằm dưới tảng đá vuông mang ý nghĩa gì. Bởi, nếu là tín ngưỡng phồn thực theo quan niệm của người Chăm thì thường tảng đá vuông (tượng trưng cho nữ, yoni - âm) phải nằm phía dưới hòn đá hình tròn (tượng trưng cho nam, linga - dương)”, ông Thắng nói.

Các hiện vật được tìm thấy ở khu vực di tích này được tìm thấy trước đó.
Các hiện vật ở những ô cửa khác được tìm thấy trước đó.
Các hiện vật ở những ô cửa khác được tìm thấy trước đó.

Trước đó, khoảng tháng 3-2011, trong khi đào móng xây nhà, gia đình anh Quang (quận Cẩm Lệ) vô tình phát hiện ba hiện vật bằng đá và một mảng mỏng tường bằng gạch.

Sau đó, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã trực tiếp đến xem xét, xác định đây là di tích khảo cổ Chăm và đã làm thủ tục tiến hành khai quật khẩn cấp di tích này và phát hiện nhiều dấu vết của một khu tháp Chăm cổ.

Đầu tháng 8-2012, đoàn tiếp tục phát hiện ra một quần thể di tích, trong đó đáng chú ý nhất là nền móng của ngôi đền tháp Chămpa được xây dựng cách đây khoảng 1.000 năm. Qua xác định ban đầu, ngôi đền tháp Chămpa này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính. Hiện các nhà khảo cổ cũng đã xác định vị trí tháp chính, kích thước, vị trí trung tâm nơi đặt bệ thờ…

Ngày 28-8 tới đây, đoàn khai quật sẽ tổ chức một buổi hội thảo ngay tại khu vực quần thể di tích để tham khảo ý kiến, nhận định của nhiều nhà nghiên cứu về di tích cũng như những hiện vật tìm thấy ở đây. Đồng thời, sẽ tổ chức cho các đoàn học sinh tham quan, tìm hiểu về quần thể di tích này và những di tích lịch sử xung quanh khu vực đang khai quật.

Đắc Mạnh

;
.
.
.
.
.