.

Người người chen chân đi… hội thơ!

.

Cứ ngỡ thơ bị “bỏ rơi”, bị quên lãng và người yêu thơ ngày càng mai một nhưng có mặt tại Ngày thơ Việt Nam 2017 diễn ra sáng nay, ngày 11/2 tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, chen chân giữa “biển người”, mới cảm nhận hết không khí náo nức của ngày hội thơ…

"Con đường thi nhân" đậm chất thơ.
Trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Triển lãm 60 năm Hội Nhà văn Việt Nam trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý về thành tựu của Hội trong 60 năm hình thành, phát triển.  Bên cạnh đó, lần đầu tiên “Con đường thi nhân” được mở, bắt đầu từ cổng đến sân sau Văn Miếu. Trên con đường này, Ban tổ chức tôn vinh chân dung, sáng tác của các nhà thơ tiêu biểu trong làng thi ca Việt Nam.  Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: “Con đường thi nhân xuất phát từ ý tưởng nhìn lại 60 năm của Hội Nhà văn Việt Nam từ khi chính thức được thành lập năm 1957. Trên con đường thi nhân có sự xuất hiện của hàng trăm nhà thơ của các thế hệ bên cạnh những câu thơ hay nhất của chính tác giả…”
Khán giả nô nức đến với Ngày thơ Việt Nam.

“Con đường thi nhân” thu hút khách tham quan

Khoảng 9 giờ sáng ngày 11/2 mới khai mạc Ngày thơ Việt Nam tại Hà Nội nhưng từ sáng sớm, người yêu thơ đã tấp nập đổ về Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Đồng hành và sáng tạo cùng Đất nước”, Ngày thơ lần thứ 15 có nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Triển lãm 60 năm Hội Nhà văn Việt Nam trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý về thành tựu của Hội trong 60 năm hình thành, phát triển.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên “Con đường thi nhân” được mở, bắt đầu từ cổng đến sân sau Văn Miếu. Trên con đường này, Ban tổ chức tôn vinh chân dung, sáng tác của các nhà thơ tiêu biểu trong làng thi ca Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: “Con đường thi nhân xuất phát từ ý tưởng nhìn lại 60 năm của Hội Nhà văn Việt Nam từ khi chính thức được thành lập năm 1957. Trên con đường thi nhân có sự xuất hiện của hàng trăm nhà thơ của các thế hệ bên cạnh những câu thơ hay nhất của chính tác giả…”

Thực tế, “Con đường thi nhân” tạo quang cảnh đẹp mắt, đậm chất thơ và rất thu hút khách tham quan. Rất nhiều người đã dừng lại đọc và chụp ảnh kỷ niệm với chân dung các nhà thơ nhiều thế hệ.

Về lượng khán giả đến với hội thơ náo nhiệt hơn mọi năm, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ rằng do nhiều yếu tố khách quan như: thời tiết khô ráo thuận lợi, hội thơ đúng dịp cuối tuần nên nhiều người kết hợp nghỉ ngơi với đến chơi Ngày thơ. “Lượng người đến với Ngày thơ đông hơn các năm trước không phải vì những năm trước họ không yêu thơ, mà vì do nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết thuận lợi, Ngày thơ năm nay đúng dịp cuối tuần… nên nhiều người thu xếp được công việc để tham gia ngày hội ý nghĩa này”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.

Chút hụt hẫng vì vắng bóng… sân thơ trẻ!?

Nếu những ai chờ đợi thưởng lãm những màn biểu diễn sôi động, tươi mới và độc lạ tại sân thơ trẻ như những năm trước thì năm nay có chút… hụt hẫng!

Ngày thơ năm nay không tổ chức thành sân thơ trẻ và sân thơ truyền thống. Thay vào đó là sân thơ Văn Miếu và sân thơ Thái Học. Tại sân Văn Miếu, Quốc Tử Giám, có sự xuất hiện các tên tuổi nhà thơ từ thời chống Mỹ, hậu chiến và thế hệ trẻ, tiêu biểu như Nguyễn Quang Thiều, Y Phương, Trần Quang Quý, Trần Đăng Khoa ... Chương trình còn giao lưu với hai tác giả đoạt giải Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam là nhà văn Chu Lai và Lê Minh Khuê.

Nhà văn Chu Lai giao lưu với độc giả.
Nhà văn Chu Lai giao lưu với độc giả.

Ở sân thơ Thái Học (sân thơ trăm miền) tập trung tôn vinh các gương mặt thơ như Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Thị Thùy Linh, các tác giả thơ là tân hội viên (Lữ Thị Mai, Đào Quốc Minh), tác giả-tác phẩm xuất bản được đánh giá tốt (Nguyễn Minh Cường). Đây cũng là nơi để văn nghệ sĩ các tỉnh, thành phố và câu lạc bộ thơ giao lưu, trình diễn những tác phẩm thơ đặc sắc nhất.

“Là người thực hiện ở sân thơ trẻ nhiểu năm, tôi có chút tiếc nuối vì năm nay không có sân thơ trẻ. Sân thơ trẻ luôn được chờ đợi bởi những gương mặt mới, bởi những đột phá về nội dung và hình thức. Nhưng đây không phải lần đầu tiên, mà có những năm sân thơ trẻ phải lùi lại để dành cho công việc tổ chức chung của Ngày thơ. Như năm 2012, chúng ta tổ chức Liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dương lần thứ nhất, thì sân thơ trẻ đã trở thành sân thơ trăm miền để các nhà thơ thế giới cũng có thể tham gia”, nhà thơ Hữu Việt bày tỏ.

Nhiều bạn trẻ đến với ngày hội thơ.
Nhiều bạn trẻ đến với ngày hội thơ.

 Tuy nhiên, theo anh, điểm đặc biệt của Ngày thơ năm nay là không phân biệt “thơ già, thơ trẻ” mà tất cả đại diện các thế hệ cùng hòa mình vào hai sân thơ: “Có thể coi là sự tôn vinh khi các nhà thơ trẻ bình đẳng đọc cùng các nhà thơ thành danh- những nhà thơ mà cách đây hơn 10 năm họ chỉ dám đứng từ xa để ngước nhìn. Vừa là sự tôn vinh, vừa là sự tiếp bước rất ý nghĩa”.

Tại hội thơ năm nay, thơ thiếu nhi không xuất hiện trên sân khấu như mọi năm, thay vào đó là một không gian đặc biệt cho các câu lạc bộ thơ thiếu nhi. Cuộc thi thơ, hoạt động về thơ của các em thiếu nhi sẽ được tập trung tại “Không gian thơ thiếu nhi Việt Nam”.

Theo Dân trí

 

;
.
.
.
.
.