.

Ngày hội văn hóa Cơ tu giữa lòng Đà Nẵng

.

ĐNĐT - Ngày 29-3, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức trưng bày và giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ tu lần thứ 2 với sự tham gia của đông đảo đồng bào Cơ tu ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.

Ông Tơ ngôn Aping (người Cơ Tu đến từ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) cười hạnh phúc khi mọi người xúm xít hỏi ông về nghề đan lát truyền thống của người Cơ Tu.
Ông Tơ ngôn Aping (đến từ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) cười hạnh phúc khi mọi người xúm xít hỏi ông về nghề đan lát truyền thống của người Cơ tu.

Tại đây, người dân, du khách và các em học sinh được xem biểu diễn điệu múa Tung tung da dá của đồng bào Cơ tu, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang; biểu diễn nhạc cụ, hát lý đặc trưng của đồng bào Cơ tu tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tung tung da dá là điệu múa đặc trưng của người Cơ Tu mang tính tập thể rất cao, là sự kết hợp giữa nam và nữ, giữa âm thanh cồng chiêng cùng với tiếng “hú” vang xa, biểu hiện của khát vọng chinh phục vũ trụ.
Tung tung da dá là điệu múa đặc trưng của người Cơ tu, mang tính tập thể rất cao, là sự kết hợp giữa nam và nữ, giữa âm thanh cồng chiêng cùng với tiếng “hú” vang xa, biểu hiện của khát vọng chinh phục vũ trụ.
Các nghệ nhân Người Cơ Tu trình diễn nói lý, hát lý. Nói lý, hát lý vẫn thường được dùng từ lâu đời tới nay trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào Cơ Tu, như cách trò chuyện thú vị về cuộc sống, về buôn làng, về tình yêu đôi lứa…
Các nghệ nhân Cơ tu trình diễn nói lý, hát lý. Nói lý, hát lý vẫn thường được dùng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào Cơ tu, như cách trò chuyện thú vị về cuộc sống, về buôn làng, về tình yêu đôi lứa…

Các nghề truyền thống của đồng bào Cơ tu ở Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế cũng được các nghệ nhân giới thiệu như nghề dệt thổ cẩm, nghề đan mây tre, rượu cần, các loại nông sản, ẩm thực Cơ tu.

Bà Srah Rem, người Cơ Tu đến từ huyện Nam Giang năm nay đã 75 tuổi nhưng gắn với nghề dệt thổ cẩm hơn 60 năm. Bà kể rằng, trước đây trong làng, hầu như nhà nào cũng có khung cửi dệt. Các cô gái ngay từ bé đã được các mẹ dạy nghề của cha ông để lại.
Bà Srah Rem, người Cơ tu đến từ huyện Nam Giang, năm nay đã 75 tuổi, gắn bó với nghề dệt thổ cẩm hơn 60 năm. Bà kể rằng, trước đây trong làng, hầu như nhà nào cũng có khung cửi dệt. Các cô gái ngay từ bé đã được các mẹ dạy nghề 

Lễ hội còn trưng bày một số trang phục truyền thống, tín ngưỡng, lễ hội của đồng bào Cơ tu.

Giới thiệu đặc sản rượu cần...
Giới thiệu đặc sản rượu cần...
và hàng nông sản đến người dân và du khách.
... và hàng nông sản đến người dân và du khách.

Theo Ban tổ chức, lễ hội nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ tu; tạo cơ hội để đồng bào Cơ tu các địa phương giao lưu, học hỏi, tìm giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; mang đến không gian khám phá, trải nghiệm văn hóa truyền thống cho người dân và du khách…

Đồng bào Cơ tu là một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Cơ tu sinh sống tập trung ở vùng núi phía tây tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, một số ít sinh sống ở vùng tây Trường Sơn thuộc nước bạn Lào. Đồng bào Cơ tu ở thành phố Đà Nẵng hiện nay sinh sống tại hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

 Tin và ảnh: NGỌC HÀ
;
.
.
.
.
.